Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai (không biết có một người con gái như trong phim hay không) nên ông coi Hachiko như con ruột.
Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Bên cạnh đó người ta còn có thuyết rằng bởi lẽ cạnh nơi Hachiko ngày ngày vẫn ra ngóng đợi chủ nhân của mình có một nhà hàng thịt nướng và Hichiko rất giỏi trong việc gỡ những miếng thịt ra khỏi que dùng để nướng nên được khách hàng thường cho chú ăn . Vì lẽ đó lý do mà hàng ngày chú ra đây đợi chủ là vì những miếng thịt nướng đó .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.
Tượng đồng của Hachiko đặt tại nhà ga Shibuya.
.. những em bé cũng đến bên tượng Hachiko ngày nay nơi mà đã ngày xưa có một tấm lòng từng chờ đợi ….
.. cũng là điểm hẹn để những thân, người yêu và nạn bè chờ gặp nhau….
.
….. một trong những thành viên đóng góp tạo bộ phim Hachiko A Dogs Story cũng đã đến nơi Hachiko từng chờ đợi …..
….. những vị du khách cũng đến bên tượng tưởng nhớ của Hachiko để có đơợc giây phút ấm lòng …..
Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.
Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko.
Trên đây là câu chuyện thật về một chú chó tên Hachiko, tượng tưởng niệm của chú đã được dựng tại trước ga Shibuya. Bộ phim “Hachiko Monogatari” sản xuất năm 1987, không hề có yếu tố cường điệu, khoa trường, đã mô tả một cách chân thật nhất cuộc đời, niềm kiêu hãnh và lòng trung thành của chú chó Hachiko. Bộ phim đạt được thành công lớn, tạo tiếng vang cho ngành điện ảnh Nhật lúc bấy giờ.
Theo Từ điển: wikipedia.orgCuộc đời
Năm 1924, Hidesaburō Ueno (上野 英三郎), giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đên một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi ông chủ bị nhồi máu đột ngột, từ trần ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể nào trở về nhà. Nhưng như thường lệ, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình song không thấy. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn lặp lại trong vòng hơn 10 năm dài.
Sự nổi tiếng
Năm đó, một sinh viên cũ của Ueno đã trông thấy Hachikō và được nghe về câu chuyện của cuộc đời chú. Sau buổi gặp gỡ, anh đã công bố một bản điều tra số lượng còn lại của giống chó Akita tại Nhật bản, theo đó chỉ còn lại 30 con thuộc giống Akita thần chủng bao gồm cả Hachikō. Sau đó, anh vẫn tiếp tục đến thăm chú chó và tiếp tục công bố những bài viết về sự trung thành tuyệt đối của Hachikō. Đáng chú ý là vào năm 1932, một trong số những bài viết này đã được đăng tải trên tờ báo Asahi Shimbun – một tờ nhật báo nổi tiếng của Tokyo với số lượng độc giả rất lớn – đã khiến cho mọi người biết tới Hachikō. Lòng trung thành của chú đã gây ấn tượng cho tất cả mọi người, các giáo viên đã lấy Hachikō như môt tấm gương sáng về lòng trung thành cho trẻ noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng đã bắt đầu tạc tượng chú, trên cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, và danh hiệu Chūken (忠犬 – chú chó trung thành) cũng ra đời…
Cái chết
Cuối cùng , ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 10 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tạiBảo tàng tự nhiên quốc gia thuộc quận Ueno, Tokyo.
Tưởng niệmTượng đồng Hachikō
Bức tượng bằng đồng Hachikō tại nhà ga Shibuya
Bức tượng đồng đầu tiên của Hachikō – tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Nhật bản Ando Teru – được dựng vào tháng 4 năm 1934 tại nhà ga Shibuya, và chính Hachikō cũng có mặt trong buổi lễ khánh thành hôm đó. Song, trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, do sự khan hiếm nguyên liệu để phục vụ chiến tranh, tất cả những gì có thể dùng đã bị nấu chảy trong đó có cả bức tượng này .Nhưng Hachikō vẫn không bị quên lãng, sau chiến tranh, tháng 8 năm 1948, bức tượng mới đã được dựng lên tại chính chỗ này với sự tham gia của nhà điêu khắc Ando Takeshi – con trai của Ando Teru. Bức tượng này tồn tại đến ngày nay, lối vào chính nhà ga gần bức tượng được đặt tên là “cửa ra Hachikō” ( ハチ公口 – Hachikō- guchi ) và là một trong năm cửa chính của nhà ga.
Tại quê nhà của Hachikō, một bức tượng tương tự cũng được đặt ngay phía trước nhà ga Odate. Năm 2004, một bức tượng mới cũng được dựng lên trên bệ đá từ Shibuya ngay trước Bảo tàng các loài chó giống Akita tại thành phố Odate
Hachikō trên các phương tiện truyền thông
Năm 1987, bộ phim Hachikō Monogatari đã kể lại cuộc đời của Hachikō từ khi chú được sinh ra đến khi chết đi và tiếp tục, linh hồn của chú đã gặp lại được linh hồn của vị giáo sư – ông chủ, người bạn thân thiết của chú.
Năm 1994, Đài phát thanh CBN (Culture Broadcasting Network ) Nhật bản đã cho phát một bản ghi âm cũ tiếng sủa của Hachikō. Với một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ngày 28 tháng 5 năm 1994, 59 năm sau cái chết của Hachikō, hàng triệu thính giả nhật bản đã bật đài lên để nghe tiếng sủa của chú. Điều đó chứng tỏ, Hachikō vẫn rất nổi tiếng và được yêu mến.
Năm 2004, Hachikō trở thành nhân vật trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi,Hachikō: câu truyện thật về một chú chó trung thành (tựa tiếng Anh: Hachikō: the true story of a loyal dog) của nữ tác giả Pamela S. Turner, minh họa bởi Yan Nascimbene, công ty Hougton Mifflin xuất bản. Cũng trong năm này, một cuốn truyện khác có tựa Hachiko waits cũng được xuất bản với tác giả Leslea Newman, Machiyo Kodaira minh họa, công ty Henry Holt & Co. xuất bản.
câu chuyện, nhà ga, giáo sư, đại học, nuôi dưỡng, gia đình, thường lệ, đi làm, đi bộ, trung thành, hoàng gia, giảng dạy, qua đời, giảng đường, mãi mãi, không thể, trở về, bao nhiêu, không hề, nản lòng, linh cảm
Mã an toàn:
Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...
Ý kiến bạn đọc