Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Phật Học Phổ Thông - Khóa V - Mục Lục

Đăng lúc: Thứ năm - 12/01/2012 22:46
Phật Học Phổ Thông - Khóa V - Mục Lục

Phật Học Phổ Thông - Khóa V - Mục Lục

Phật Học Phổ Thông - HT. Thích Thiện Hoa - Khóa 5 - Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo - 10 Tông Phái và Vũ Trụ Nhơn Sinh
Mục Lục Khóa Thứ Năm

Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo

10 Tông Phái và Vũ Trụ Nhân Sinh

--- o0o ---
Quyển 2

 
 LỜI NÓI ĐẦU
 
Trong Phật học Phổ thông từ khóa I đến khóa IV, chúng tôi đã trình bay xong Ngũ thừa Phật giáo. Những bài viết ra đều chỉ đề cập đến những vấn đề rất cần thiết mà mọi Phật tử cần biết trong bước đầu mới nhập đạo. Với bốn khóa ấy, nếu ai chịu khó đọc kỹ cũng tự xây dựng được cho mình một căn bản giáo lý khá vững chắc rồi.

Từ khóa Năm này trở đi, bài học sẽ đi sâu dần vào giáo lý. Như trong khóa này, năm bài đầu sẽ dành riêng cho lịch sử Phật giáo, bắt đầu từ nguồn gốc Ấn Độ đến cuộc phát triển sang Trung Hoa, rồi đến sự du nhập vào Việt Nam. Bài thứ Sáu, Bảy và Tám nói về mười Tôn phái Phật giáo ở Trung Hoa, cuối cùng bài Chín và Mười, chúng tôi trình bày về quan niệm Phật giáo đối với hai vấn đề trọng đại của Triết học ngày nay : VŨ TRỤ QUAN và NHÂN SINH QUAN.
Trang 5
Xuyên qua lịch trình truyền giáo của Phật giáo qua các thời đại và các Quốc độ, quý Phật tử cần chú ý hai đặc tính thù thắng của Đạo Phật : đặt tính phổ biến và đặc tính tùy duyên. Có phổ biến mới tùy duyên và cũng do tùy duyên càng phổ biến hơn; và tuy tùy duyên và phổ biến mà sắc thái vẫn là sắc thái riêng của Phật giáo. Biển hòa với trăm sông vì biển rộng lớn, và tuy hòa với nước của trăm sông, biển vẫn cứ là biển để trở lại cung cấp nước cho trăm sông. Chính do hai đặc tính rộng lớn này mà mỗi khi du nhập vào Quốc độ nào là thích nghi ngay được với cá tính rất sai biệt của từng dân tộc, chứ chưa hề ép buộc một dân tộc nào xây lưng sấp mặt lại với tập tục và lễ nghi cổ truyền để đồng hóa theo mình. Riêng với nước Việt Nam ta, tinh thần Phật giáo và tâm hồn dân tộc đã hòa hợp với nhau một cách kỳ diệu trong một nguồn cảm nghĩ chung từ hai ngàn năm nay, khắn khít nhau, gắn bó nhau như hình với bóng, như keo với sơn. Nguồn cảm nghĩ chung ấy đã, đang và sẽ còn rạt rào mãi trong dòng máu Việt, còn bàng bạc mãi luống đất Việt qua các biến cố thăng trầm của lịch sử Việt. Dù được thừa nhận là Quốc giáo hay không, lúc nào cũng như lúc nào, tinh thần phổ biến và tùy duyên của Phật giáo không vì sự thiên vị của thời đại hay những hình thức giả tạo bề ngoài mà ngưng thấm nhuần đời sống nội tâm của quảng đại quần chúng Việt, để cùng với quảng đại quần chúng ấy chung khăn chung, nó lại càng tùy duyên phổ biến vào lòng dân Việt đang khao khát. Nghiễm nhiên, địa vị của Phật giáo Việt Nam là địa vị một Quốc giáo "bất thành văn" (1), một Đạo của dân tộc vậy.
Trang 6
Với vấn đề Vũ trụ quan, Nhân sinh quan, chúng ta lại bước qua một địa hạt khác, địa hạt thuần lý. Đó là một vấn đề gai góc, không những đòi hỏi kiến thức uyên thâm, một trí lượng vô tận mà còn đòi hỏi những phương tiện ngôn ngữ diễn đạt không hạn cuộc. Vì vấn đề này, các Triết gia xưa nay đã làm chảy nhiều mực, phí nhiều giấy, tổn nhiều hơi sức, nhưng cuối cùng vẫn chưa đi đến đâu. Vì sao ? Vì vũ trụ vốn vô biên không ngần mé; đem một trí lương hữu hạn, có ngằn mé để ức đạt thì làm sao ức đạt tới được ! Đó là chưa nói đến phương tiện ngôn ngữ không thể ra ngoài giới hạn nhỏ hẹp của nó. chính vì lý do sau mà ngay trong Phật giáo, cách lập ngôn để kiến giải vấn đề Vũ trụ,  Nhân sinh, cũng có nhiều điểm dị đồng. Tuy các Tổ đều đồng ý nhau trên các yếu điểm đại cương chung về Vũ trụ quan, Nhân sinh quan, song Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Đại thừa chung giáo, Đại thừa đốn giáo, Đại thừa viên giáo, mỗi mỗi đều diễn đạt sai khác nhau. Sự sai khác đó, phải chăng vì cái lý viên dung của chúng sanh vô biên, của vũ trụ vô cùng ?

Nay trình bày lại vấn đề nay, chúng tôi lấy những phần tổng quát, tham vọng rất nhỏ hẹp của chúng tôi là giúp quý Phật tử có một khái niệm tối thiểu, dùng làm kim chi nam, dùng làm đuốc soi đường cho vấn đề mà thôi. Ngọc đuốc do chúng tôi cung ứng ở đây, ánh sáng tuy le lói, song nó là ngọn đuốc đứng đắn, chắc chắn sẽ rọi được đường cho quí vị trong công việc suy tầm nghiên cứu ngày mai, khi bước vào rừng giáo lý của các Tôn phái.
Trang 7
Từ khóa VI trở lên, chúng tôi sẽ đi sâu vào Kinh Luận. Theo chương trình phổ thông này, chúng tôi không chú trọng theo thứ tự như "Tứ thời phán giáo" của ngài Thiên Thai hay "Ngũ thời phán giáo" của ngài Hiền Thủ mà chỉ chú trọng vào sự nhu cầu cần thiết của quý Phật tử trong thực tế. Vấn đề nào nên biết trước, chúng tôi giải thích trước, vấn đề nào nên giải thích sau, chúng tôi cho để lại sau. Nếu cần phải nói đến một loại thứ tự trong chương trình học này thì đây là một loại thứ tự riêng, nhắm một mục đích rất thực tiễn là giúp quý Phật tử đạt được nhiều lợi ích càng hay trong việc học hỏi. Vì vậy mà chúng tôi chỉ tùy thời, tùy cơ cung ứng cho quý Phật tử một cây thang giáo lý thật sát với hoàn cảnh.

Đó là một việc làm, đòi hỏi nhiều sáng kiến, nhiều công sức, nhiều thời gian mà một số ít người không làm nổi. Vì vậy, chúng tôi tha thiết yêu cầu quý Thầy và quý Phật tử xa gần chung công góp sức như vật chất, để chúng tôi hoàng thành sứ mạng "Tác Như  Lai sứ, hành Như Lai sự".
Rất mong
Ban Hoằng Pháp
Trang 8
 
Bài Thứ 1 Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ
Bài Thứ 2 Lịch sử Phật giáo Trung Hoa
Bài Thứ 3 Lịch sử Phật giáo Việt Nam
Bài Thứ 4
Lịch sử Phật giáo Việt Nam
(tiếp theo)
Bài Thứ 5 Phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới và Việt Nam cận đại
Bài Thứ 6 Mười tông phái ở Trung Hoa:
Luật tông
Tịnh độ tông
Thiền tông
Bài Thứ 7
Mười tông phái ở Trung Hoa
(Tiếp theo):
Pháp-tướng tông
Mật tông
Thiên thai tông
Bài Thứ 8 Mười tông phái ở Trung Hoa
(Tiếp theo):
Hoa nghiêm tông
Tam luận tông
Câu-xá tông
Thành thật tông
Bài Thứ 9 Vũ- trụ-quan Phật Giáo
Bài Thứ 10 Nhân-sinh quan Phật Giáo
 
 


Khóa VI || Khóa VII || Khóa VIII || Khóa IX || Khóa X - XI || Khóa XII
--- o0o ---
 
Tác giả bài viết: HT. Thích Thiện Hoa
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 326
  • Hôm nay: 15534
  • Tháng hiện tại: 673286
  • Tổng lượt truy cập: 60113303

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile