Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Phật Học Phổ Thông - Khóa VIII - Mục Lục

Đăng lúc: Chủ nhật - 05/02/2012 12:49
Phật Học Phổ Thông - Khóa VIII - Mục Lục

Phật Học Phổ Thông - Khóa VIII - Mục Lục

Phật Học Phổ Thông - Khóa 8 - Mục Lục - Kinh Viên Giác - (Hòa Thượng. Thích Thiện Hoa)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG

KHÓA VIII

*

KINH VIÊN GIÁC
PHIÊN DỊCH VÀ LƯỢC GIẢI


Giảng tại Phật học đường Nam Việt
mùa Thu năm Đinh Dậu - P.L. 2501
(nhằm 12/10/1957)

đến Trọng Đông (ngày 12 tháng 11)
năm Mậu Tuất - P.L. 2503 hoàn mãn
(nhằm 22/12/1958)

Trang 650

THAY LỜI TỰA

      Kinh Viên Giác là một bộ Kinh thuộc Đại thừa đốn giáo, chỉ có những người có đủ căn tính Đại thừa, hay đã nhiều kiếp tu theo Viên Giác, thì mới lãnh thọ được. Nhưng may thay cho chúng ta, chư Bồ Tát trong pháp hội, phát đại bi tâm thỉnh Phật nói pháp phương tiện và tiệm thứ, hầu mong cho tất cả chúng sanh đều có thể y theo Kinh này mà tu hành, tiến tới quả vị Phật.

      Chúng tôi một nhóm tín đồ, nhờ phước duyên đời trước, nên nay mới được thường lui tới Phật học đường Nam Việt, chùa Ấn Quang, Chợ Lớn và được nghe quí vị Giảng sư giảng dạy Phật pháp trong sáu bảy năm nay. Đi dần từ dễ đến khó, từ cạn đến sâu, càng theo học chúng tôi càng thêm phấn khởi tinh thần, vì sung sướng nhận thấy một trời chân lý mở rộng trước tầm mắt. Nay đến Kinh Viên Giác, dưới sự giảng dạy rõ ràng và tận tâm của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Giáo sư Phật học đường Nam Việt và là Ủy viên Hoằng Pháp của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, chúng tôi càng nhận chân được giáo lý thâm huyền của chư Phật và thêm say sưa trên bước đường tu học.

      Để đáp lại trong muôn một công ơn Đức Bổn sư Thích Ca đã hiện thân thuyết pháp trong 49 năm, chỉ vẽ những phương pháp ra khỏi sanh tử luân hồi, và để khỏi phụ công phu giảng dạy của Thượng tọa Thích Thiện Hoa, cùng quí vị Giảng sư trong Phật học đường Nam Việt, chúng tôi vội vã tập trung các bài học về Kinh Viên Giác này, in thành bộ, hầu kính tặng quý Đạo hữu xa gần, với  lòng mong ước rằng từ nay sự nghiên cứu tu học của quí vị sẽ được dễ dàng và mỗi ngày tăng tiến.

      Thưa quý Đạo hữu, Đức Phật có dạy: "Thân người khó được, Phật pháp khó gặp". Chúng ta từ vô thỉ đến nay, sống say chết ngủ trong trường giả danh huyễn mộng, luân hồi đã nhiều đời nhiều kiếp,

Trang 651

chúng sanh cũng vẫn lại hoàn chúng sanh, thế chẳng là phụ cái Tâm thường còn không mất, cái Tánh giác bình đẳng chân như "Viên Giác" của chúng ta lắm sao? Chúng ta nhờ thiện nhân đời trước nên mới được cái quả làm người đời nay, thì chúng ta quyết bồi bổ cái nhân lành kia thêm phần mỹ mãn, quyết đoạn trừ các phiền não, tự tin mình có tính Viên Giác và sống theo tánh ấy, đặng bước một bước dài trên con đường giải thoát.


      Kinh Viên Giác này là một ngọn đèn soi sáng hướng dẫn cho chúng ta trên đường giải thoát, cho nên chúng tôi thành tâm và trân trọng giới thiệu cùng các chư Đạo hữu.

      Cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho những người đã đọc bộ Kinh Viên Giác này, đều được nhập Viên Giác tánh.
 

Chợ Lớn, ngày 17-11 Mậu Tuất (27-12-1958)

      Phật tử MINH CHÁNH
      (Bác sĩ LÊ VĂN CẦM)

Trang 652

LỜI CỦA DỊCH GIẢ

Đã gần ngót năm năm trường, mỗi buổi chiều chủ nhật, dưới mái chùa Ấn Quang, mỗi khi lên giảng đường là tôi trông thấy rất nhiều Phật tử, từng cặm cụi đeo đuổi lớp học Phật pháp của Phật học đường Nam Việt. Chủ nhật nào cũng thế, các Phật tử ấy, với một nhịp độ đều đều, với nét mặt chăm chú, ngồi suốt gần ba tiếng đồng hồ, mà chẳng lộ dáng gì mỏi mệt.
      Cảnh tượng ấy làm cho tôi cảm động vô cùng! cảm động nhất là trong những buổi giảng về Kinh Đại Thừa, triết lý khó khăn, cao siêu khó hiểu, mà các Phật tử vẫn tỏ vẻ thích thú hân hoan, chăm chú nghe không xao lãng. Tôi quên mệt, lòng hoan hỷ vô hạn! Buổi giảng trở thành vô cùng hứng thú cho tôi.

      Tôi thường thầm mừng: Đời mạt pháp, mà vẫn có nhiều người rất hâm mộ học Kinh Điển Đại Thừa như thế này, thì con quý báu nào hơn!

      Sau khi nghe giảng xong Kinh Lăng Nghiêm, các Phật tử lại yêu cầu giảng Kinh Viên Giác, tôi hoan hỷ nhận lời. Đời mạt pháp mà có nhiều người rất hâm mộ học đạo thì còn vui thú nào bằng!

      Trước khi giảng Kinh Viên Giác, tôi có xem qua các bản dịch Kinh này, thấy có nhiều đoạn tôi chưa được thỏa mãn. E rằng đối với người học có phần khó hiểu chăng? nên tôi cố gắng dịch lại, hầu mong giúp cho người học dễ lãnh hội hơn. Sau những đoạn dịch, tôi lại còn phụ chú, tóm tắt lại ý nghĩa Kinh, nhấn mạnh những điểm quan trọng trong chánh văn.

      Vì muốn xuôi thuận theo văn Việt, tránh những đoạn lặp đi lặp lại của văn Hán, đơn giảng hóa những đoạn văn phiền toái, tránh những danh từ mới lạ khó hiểu, nên tôi lược dịch và chọn dùng những danh từ phổ thông dễ hiểu.

Trang 653

Mặc dù các danh từ ấy so với chánh văn không cân xứng lắm, nhưng tôi thiết nghĩ cũng không xa ý chính là bao.

      Hiểu thế nào, tôi dịch ra như thế ấy. tôi vẫn biết rằng: "Thánh ý cao siêu, phàm tâm nan trắc", nhưng ngòi bút tôi không cho phép tôi viết những gì khác hơn sự hiểu biết của tôi được.

      Dịch Kinh này, tôi chỉ có một ước nguyện là:

      May ra trúng với Thánh ý đôi phần, người học hiểu biết được phần nào, thì tôi nguyện đem công ưức này hồi hướng cho bốn trọng ân và pháp giới chúng sanh đều thành Phật đạo.


Viết tại PHẬT HỌC ĐƯỜNG NAM VIỆT
             Mùa Thu năm Đinh Dậu
        nhằm 12 tháng 10 năm 1957
              THÍCH THIỆN HOA

*

Trang 654
 


MỤC LỤC TOÀN BỘ

A.- PHẦN TỰ
 
 
B.- PHẦN CHÁNH TÔN
 
C.- PHẦN LƯU THÔNG
 


Trang 655
 

Mục Lục Khóa VIII
Bài 1 || Bài 2 || Bài 3 || Bài 4 || Bài 5

Bài 6 || Bài 7 || Bài 8 || Bài 9 || Bài 10 || Bài 11 || Bài 12

--- o0o ---


Tác giả bài viết: HT. Thích Thiện Hoa
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 35
  • Hôm nay: 368
  • Tháng hiện tại: 199394
  • Tổng lượt truy cập: 59639411

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile