Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Ngắm những pho tượng cổ nơi chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm xứ Đông

Đăng lúc: Thứ tư - 28/01/2015 08:47 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Chúng tôi có dịp đến chiêm bái chùa Sùng Ân tại thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương vào đúng ngày Mồng 1 tháng Chạp năm Giáp Ngọ.
Từ sáng sớm trên các ngã đường dẫn vào ngôi chùa đã tấp nập, các cụ già, trẻ nhỏ và mọi tầng lớp nhân. Không ai bảo ai, họ đến với ngôi chùa không chỉ để tĩnh tâm, cầu sức khỏe, quốc thái dân an mà còn được chiêm ngưỡng những pho tượng cổ nơi đây.
 
 
Theo sử sách còn lưu giữ tại Bảo tàng Hải Dương và Viện khoa học xã hội Việt Nam. Chùa Sùng Ân thuộc thôn Đông Cao, xã Đông Xuyên được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 15/03/1974 về nghệ kiến trúc điêu khắc. Đây cũng là ngôi chùa được xếp hạng Di tích Quốc gia sớm nhất của huyện Ninh Giang và là chốn Tổ của thiền phái Trúc Lâm vùng đất xứ Đông Hải Dương. 
 
 
Chùa Sùng Ân có diện tích gần 5000 m2, quy mô chùa gồm một chùa chính được xây dựng kiểu chữ Đinh, động thờ Mẫu, nhà thờ Tổ. Lịch sử kiến trúc Chùa có từ thời Lý, bố cục kiểu nội công, ngoại quốc. Mái lợp bằng ngói mũ hài cổ kính. Chùa thờ Phật và thờ Huyền Quang đại sư thuộc phái Trúc Lâm thời Trần. Ông là người có công đánh giặc ngoại xâm, khai hoang lập ấp, đặt tên cho làng và dạy nhân dân trồng lúa để mưu sinh. Sau khi ông qua đời, để ghi nhớ công lao của ông đối với dân, với nước, nhân dân dịa phương đã đóng góp tiền của để xây chùa thờ ông và suy tôn ông là Thành hoàng làng. 
 
 
 
 
 
Cũng theo các cụ cao niên trong làng cho biết: Chùa Sùng Ân được xây dựng theo kiểu chữ Đinh tọa lạc trên một gò đất cao giữa làng, từ đây có thể nhìn bao quát xung quanh. Di vật chùa còn một cây thiên đài bằng đá cao 1,7 m dựng năm Cảnh Trị thứ 9 vào năm 1671, 6 sấu đá, 3 bia đá thế kỷ 17, một hệ thống 30 tượng Phật gỗ sơn thiếp vàng với nghệ thuật trạm khắc điêu luyện. Nhà tiền đường có một quả chuông đúc năm Gia Long thứ 11, thân cao 90 cm, đường kính 62,5 cm, toàn thân phủ kín bài minh. Đặc biệt là bệ đá hoa sen hình lục giác 2 tầng có chạm rồng mào lửa, thân nhiều nếp gấp khúc. 
 
 
 
 
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chùa Sùng Ân là nơi sơ tán, nuôi dấu cán bộ Việt minh, trường quân y Quân khu 3. Trong trong 3 năm qua, cán bộ nhân dân địa phương đã quyên góp trên 1 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công để xây dựng các hạng mục như: tường bao, nhà khách, giếng ngọc, tắc môn và sân chùa.
 
Để tưởng nhớ Thành hoàng và những người có công lập ấp khai làng. Hàng năm vào ngày 15/3 âm lịch, nhân dân hai làng Đông Cao- Bạt mở hội và tổ chức Lễ dâng hương Thành hoàng làng thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến thăm quan và chiêm bái.
 
 
 
 
 
Ngoài giá trị về nghệ thuật điêu khắc, tại chùa Sùng Ân còn lưu giữ 31 pho tượng cổ bằng gỗ được sơn son thiếp vàng. Các pho tượng được bài trí hài hòa và phù hợp với không gian cảnh chùa. Gồm 6 pho ở nhà thờ Tổ, 3 pho ở động Mẫu và 22 pho ở chùa chính. Điểm nhấn ở các pho tượng là đều bằng gỗ được trạm khắc tinh xảo mang sắc vẻ khác nhau. Trong hương thơm của nén hương trầm của ngày Mồng Một và lòng thành tâm của các phật tử, các phương tượng cổ trở nên uy nghiêm, linh thiêng và huyền bí.  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tác giả bài viết: Đức Tùy
Nguồn tin: phatgiao.org.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 475
  • Hôm nay: 27318
  • Tháng hiện tại: 27318
  • Tổng lượt truy cập: 81578297

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile