Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Gặp trà uống trà, gặp cơm ăn cơm (Chương I - 06)

Đăng lúc: Thứ năm - 01/03/2012 10:38 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Gặp trà uống trà, gặp cơm ăn cơm (Chương I - 06)

Gặp trà uống trà, gặp cơm ăn cơm (Chương I - 06)

Mỗi ngày một câu chuyện Thiền - Chương I Liễu xanh, hoa hồng. Nếu mở mắt tâm nhìn, Cứ như vậy không gì hơn ngoài chơn như thật tướng. Nhìn "như", chính "giác" là Thiền. Tàn Mộng Tử (dịch và chú giải) Nhà Xuất Bản Phương Đông.

06. Gặp trà uống trà, gặp cơm ăn cơm

(Bản Triều Tham Thiền Lục)

Hòa Thượng Oánh Sơn ( 1268 - 1325 ), vị tổ khai sơn Tổng Trì Tự nhân nghe câu chuyện Bình Thường Tâm Thị Đạo (tâm bình thường là đạo ) do thầy mình là Hòa Thượng Triệt Thông ( 1232 -1309 ) kể mà đại ngộ, khi ấy ông thét to lên rằng:

- Ta ngộ rồi!

- Ngộ thế nào? Triệt Thông hỏi.

- Ngọc Côn Lôn đen thui chạy trong đêm. Oánh Sơn đáp.

Có nghĩa rằng viên ngọc đen tròn đen thùi lùi bay trong đêm tối. Oánh Sơn muốn nói lên tâm cảnh chơn thật vô tướng, bình đẳng nhất như ( vô tâm vô ngã, tiêu tan hết thảy sai biệt ) của mình. Nghe vậy Triệt Thông bảo rằng:

- Cũng chưa đúng, nói lại đi.

- Gặp trà thì uống trà, gặp cơm thì ăn cơm. Oánh sơn đáp ngay.

- Ngươi ngày sau sẽ làm rạng rỡ tông phon. Triệt Thông nói xong mĩm cười và ấn khả cho Oánh Sơn. Nếu như tâm bình thường là đạo thì khi uống trà cứ uống, ăn cơm cứ ăn, vậy thôi. Tuy nhiên, có chứng cứ của Thiền định tam muội (cảnh giới vô ngã, thân tâm thống nhất) của cái gọi là "ngọc Côn Lôn đen thui chạy trong đêm", thì không phải là bậc Thiền hành trì đúng đắn được. Đó chính là chuyện đại sự.

Tác giả bài viết: Tàn Mộng Tử (dịch)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 31
  • Hôm nay: 3724
  • Tháng hiện tại: 1355919
  • Tổng lượt truy cập: 59008852

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile