Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tập 5 - 11 Phật tích Chùa Hương

Đăng lúc: Thứ năm - 09/02/2012 13:51 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Tập 5 - 11 Phật tích Chùa Hương

Tập 5 - 11 Phật tích Chùa Hương

Quan Thế Âm mẹ hiền muôn thuở. Là sao Mai rạng rỡ lúc bình minh, Cho con xin được đắm mình, Trong Phật Pháp cao minh huyền diệu.

  Ðời xửa đời xưa, có một nước tên gọi là Hưng Lâm hiệu là Diệu Trang, Hoàng đế là Bà Già, tất cả mọi người đều gọi ông là Diệu Trang Vương.

Diệu Trang Vương có ba người con gái: Công chúa lớn là Diệu Thủ, công chúa thứ hai là Diệu Âm, Công chúa thứ ba là Diệu Thiện. Hai người chị thì điểm trang xanh đỏ lòe loẹt, ăn uống chơi bời, suốt ngày nói cười hỉ hả. Diệu Thiện thì ngược lại, chẳng giống hai chị chút nào, suốt ngày nàng chỉ biết mải mê đọc sách.

Diệu Trang Vương tuổi tác ngày một cao, lại thấy mình chẳng có con trai, trong tương lai ngôi vua biết truyền cho ai? Người đã cùng các quan đại thần thương nghị là phải tìm phò mã.  Tức thì liền gọi ba công chúa bước lên cung điện.

Công chúa cả nói:

- Nữ nhi con sẽ tìm người văn tài, bụng đầy kinh luận, trong tương lai nhất định sẽ phò tá phụ vương trị vì thiên hạ.

- Còn nữ nhi con sẽ tìm người có tài võ nghệ, đánh nam dẹp bắc, an bang định quốc, làm cánh tay trợ thủ đắc lực giúp phụ vương.

Diệu Trang gật đầu lòng tràn đầy niềm sung sướng. Người cảm thấy hai con gái rất hiếu thuận, rất có lòng tốt. Người lại hỏi con gái thứ ba là Diệu Thiện:

- Thế còn tam Công chúa! Con sẽ chọn một người như thế nào để làm phò mã?

Diệu Thiện lắc đầu nói:

- Hài nhi nguyện thờ phụng phụ vương suốt đời chứ không đi lấy chồng.

Trên mặt Diệu Trang tức thời như có đám mây đen che khuất, người nói như sắt đóng đinh:

- Không được! Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, Çó là chuyện thiên kinh định nghĩa, làm sao có thể đi ngược lại được? Con hãy nói đi, cuối cùng con sẽ ưng lấy một người như thế nào?

- Thưa phụ vương, con sẽ tìm một danh y có thể chữa bệnh cho đời, cho đất, cho người, làm cho khắp bàn dân thiên hạ đâu đâu cũng được sung sướng. Nếu phụ vương có thể tìm được một người như vậy, thì con sẽ lấy làm chồng.

Úi chà chà! Ðây chẳng phải là sư tử mở rộng miệng Çó ư? Trên thế gian này tìm đâu được một vị thần y có vạn năng như thế được? Diệu Trang Vương càng nghĩ càng buồn.  Nên biết trong ba nàng con gái thì Diệu Thiện là người thông minh nhất, hiền từ nhất, Diệu Trang Vương vẫn có lòng muốn truyền vương vị cho nàng. Bây giờ đã bị nàng cự tuyệt như vậy, hoàn toàn bị đảo lộn, Diệu Trang Vương lập tức đập bàn, lệnh cho tay chân đem Diệu Thiện nhốt chặt vào vườn hoa sau, để nàng được thưởng thức mùi vị của cái đói và cái rét.

Nào ngờ Diệu Thiện là người chí khí quật cường. Ðến vườn hoa sau, hàng ngày nàng vẫn đọc sách của mình. Nàng mặc quần áo vải thô, nàng ăn cơm nguội rau thừa, bữa được ăn bửa chẳng được ăn. Nàng chẳng tỏ ra chán nản, mà vẫn coi như chẳng có chuyện gì xảy ra. Vương hậu, công chúa cả, công chúa hai và các phi tử cung nga ở trong cung đều lần lượt đến khuyên nàng hồi tâm chuyển ý, nhưng nàng vẫn kiên trì chủ trương của mình.

Một buổi tối nàng dứt khoát trốn khỏi vườn hoa sau đến chùa Bạch Tước, huyện Long Thụ xuất gia làm ni cô.

Diệu Trang Vương được tin, bí mật cử người tới cho sư trụ trì Bạch Tước một đạo mật chỉ, ra lệnh phải làm cho Diệu Thiện nghe lời khuyên giải mà hồi tâm chuyển ý không đi tu nữa. Nếu không thành thì nhà chùa sẽ bị lính đến đốt cháy, rồi cho tất cả năm trăm Tăng Ni chùa Bạch Tước lên Tây Thiên.

Phương trương tới khuyên Diệu Thiện, cũng chẳng có ích gì, đành phải bắt nàng vào nhà bếp làm việc nặng nhọc như gánh nước, bổ củi để cho nàng biết được làm người xuất gia cũng chẳng dễ gì.

Ai ngờ Diệu Thiện vẫn không một lời oán giận, nàng xắn quần vén áo lên rồi đi làm việc. Mọi cư dân ở trong núi đều yêu mến nàng, bách thú đem đến cho nàng rất nhiều củi, ngàn chim cắp đến rất nhiều rau, làm cho tất cả các Tăng Ni trong chùa Bạch Tước đều kinh ngạc, đành phải tớI bẩm báo cho Diệu Trang Vương biết.

Diệu Trang Vương càng giận dữ, lập tức phái một đội binh mã, tới bao vây chùa Bạch Tước, phóng một mồi lửa to, muốn thiêu chết hết cả Diệu Thiện và năm trăm Tăng Ni. Lại chính lúc đó trời đổ một trận mưa như trút nước xuống, nước chảy lênh láng khắp nơi, dập tắt ngọn lửa đang cháy rừng rực. Họ đành phải lấy dây thông trói chặt Diệu Thiện lại, áp giải về kinh thành. Trên đường về có một con hổ xông tới.  Bọn chúng phải vứt Diệu Thiện lại, rồi mạnh ai người ấy chạy thoát thân.

Diệu Thiện đã từ trong cõi chết được cứu sống.  Nàng phải đi ăn xin ở trên đường. Về sau nàng ở lại trên một ngọn núi hoang, dựng lều cỏ, làm bạn cùng chim thú, rồi lại tiếp tục đọc kinh tu hành.  Ngọn núi này tên là Hương Sơn.

Lại nói tới Diêu Trang Vương, vì việc của con gái thứ ba là Diệu Thiện, suốt ngày bực tức giãn dữ, tất cả mọi việc đều không bằng lòng, lâu dần NgườI đã mắc một quái bệnh, khắp thân thể trên dưới mọc rất nhiều mụn nhọt, vừa ngứa lại vừa đau. Người đi khắp nơi tìm thầy chạy thuốc mà chẳng có cách nào chửa khỏi. Về sau, mụn nhọt vỡ loét, mủ chảy toàn thân, rồi da thịt sinh ra giòi bọ, mùi hôi thối xông đầy trời. Lúc này có một cụ già bước tới, bốc cho Diệu Trang Vương một thang thuốc, nói rằng cần phải tìm một người tâm bình khí hòa, không biết cáu giận, dùng tay và mắt của người ấy cho vào thang thuốc thì mới có thể chửa khỏi được bệnh này.

- Tìm người này ở đâu?  - Diệu Trang Vương hỏi.

- Bệ hạ hãy cử người tới Hưong Sơn tìm xem - Cụ già trả lời.

Sự việc đã đến nước này, cũng chẳng còn cách khác, đành nhắm mắt liều chữa ngựa chết thành ngựa sống vậy. Diệu Trang Vương đã cử một tên khâm sai đại thần tới Hương Sơn. Lên tới đỉnh núi, quả nhiên nhìn thấy một cô gái tâm bình khí hòa, thân mặc áo trắng, ngồi yên tịnh đọc sách ở đó. Khâm sai đại thần đem chuyện Diệu Trang Vương mắc bệnh, trước sau kể hết một lượt, đã thấy nước mắt chảy tràn trên mặt cô gái.

Cô gái đó chính là công chúa thứ ba Diệu Thiện! Chỉ tại vì xa cách đã lâu năm nên khâm sai đại thần đã không nhận ra nàng nữa.

Diệu Thiện nghị: Phụ Vương sinh bệnh, ta là con gái của người, theo lý là phải nên cứu ngay. Giả dụ có thể chửa được khỏe bệnh của phụ vương, ta có hiến đôi mắt đôi tay cũng là điều nên làm. Nghĩ tới đây nàng trẫm tĩnh nói với viên khâm sai:

- Những thứ ngài cần, xin ngài cứ lấy đi!

Tức thì khâm sai khoét đôi mắt của nàng, chặt đứt đôi bàn tay của nàng đem về làm thang dẫn thuốc, để cho Diệu Trang Vương uống. Quả nhiên bệnh của Trang Vương khỏi hẳn.

Việc Diệu Thiện xả thân cứu cha đã làm cảm động đến Thiên đế. Chính lúc đó ở trên thân nàng đã mọc ra vô số những cánh tay. Ở giữa lòng mỗi bàn tay đều có một con mắt. Ðó chính là lai lịch của Quan Âm ngàn tay ngàn mắt.

Lại nói đến Diệu Trang Vương sau khi khỏi bệnh liền trèo lên Hương Sơn để cảm tạ. Ðến nơi vừa nhìn người đã biết đó vốn là con gái thứ ba của mình. Người vô cùng cảm động, từ đó cũng bắt đầu tu hành.  Không biết đã trải qua bao nhiêu năm, Diêu Trang Vương cũng đã tu hành đắc quả. Tây Phương Phật Tổ muốn chiêu gọi người, đã bày một tòa thứ ở trong đội ngủ Bồ Tát. Diệu Trang Vương tới Tây Thiên, tự nhiên trong tâm nảy ra một ý nghĩ: nhớ tới cửa lớn của kho vàng ở trong vương cung đã từ lâu không được tu sửa có lẽ ta cũng nên tu sửa mới phải! Ý nghĩ này tuy chỉ thoáng qua, nhưng Tây Thiên Phật Tổ đã hiểu rõ, liền nói:

Ngươi đã tham tài như thế, hãy nên đi tìm một nơi an thân ở bên đường cạnh Lãnh Ðình núi Phổ Ðà, để xin bố thí của các hương khách.

Từ đó về sau, bên cạnh núi Phổ Ðà có một am Phật nhỏ, bên trong thờ một vị “Bồ Tát xin ăn”.  Truyền thuyết nói rằng ấy là Diệu Trang Vương năm xưa.

Trích Truyện Bồ Tát

Nhà xuất bản Văn Hóa

 

Quan Thế Âm mẹ hiền muôn thuở

Là sao Mai rạng rỡ lúc bình minh

Cho con xin được đắm mình

Trong Phật Pháp cao minh huyền diệu.

Tác giả bài viết: HT Thích Minh Chiếu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 65
  • Khách viếng thăm: 63
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 20461
  • Tháng hiện tại: 280393
  • Tổng lượt truy cập: 59720410

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile