1. Thực tế, cho tới nay, việc ai là sơ tổ của Thiền tông Việt Nam vẫn còn là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người nói rằng, với những bộ kinh sách được dịch từ tiếng Phạn, với việc thành lập thiền phái Diệt Hỉ - một trong những thiền phái đầu tiên tại xứ Giao Chỉ, Tì-ni-đa Lưu-chi xứng đáng là sơ tổ của Thiền tông tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lại cho rằng, những thiền sư sống ở thời trước như Khương Tăng Hội và Mâu Tử mới là người khởi xướng dòng thiền tại đất Giao Chỉ.
Cho tới nay, cuộc tranh cãi này vẫn chưa phân định kẻ thắng, người thua, song có một điều chắc chắn rằng, trong lịch sử Phật giáo của Việt Nam, Tì-ni-đa Lưu-chi là một trong những nhân vật không thể không nhắc tới.
Tuy nhiên, cho tới tận ngày nay, những gì mà người ta biết được về vị thiền sư đến từ Ấn Độ này lại rất ít ỏi, ngay cả đối với các sử gia. Hầu hết những gì còn được lưu lại chỉ là những chi tiết được nhặt nhạnh đây đó kết hợp với những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian vốn đậm chất huyền thoại.
Theo những gì còn ghi chép được thì thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi vốn là một người ở nước Nam Thiên Trúc (ở Nam Ấn Độ), thuộc dòng dõi Bà-la-môn, dòng dõi quý tộc trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Tên Tì-ni-đa Lưu-chi là phiên âm bằng Hán tự của Vinitaruci, dịch nghĩa là Diệt Hỉ. Vì vậy, thiền phái mà Tì-ni-đa Lưu-chi sáng lập tại Việt Nam mới có tên là thiền phái Tì-ni-đa Lưu-chi hay thiền phái Diệt Hỉ.
Người ta kể rằng, ngay từ khi còn rất nhỏ, Tì-ni-đa Lưu-chi đã có những suy nghĩ khác thường, thích dành thời gian cho việc suy tư, tu hành hơn là chơi những trò chơi cùng bạn bè đồng trang lứa. Khi lớn lên, Tì-ni-đa Lưu-chi quyết định xuất gia rồi đi khắp miền Tây Trúc (Tây Ấn Độ) để tham học Thiền tông. Tuy nhiên, vì cơ duyên chưa gặp nên Tì-ni-đa Lưu-chi lại chuyển hướng đi về phía Đông Nam Ấn Độ. Và theo hướng đó, Tì-ni-đa Lưu-chi đã sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc đã tới Việt Nam.
Các thư tịch Phật giáo có chép, Tì-ni-đa Lưu-chi sang đến kinh đô Trường An của Trung Quốc vào đời Trần Tuyên Đế, niên hiệu Thái Kiến năm thứ 6, tức năm 574. Tuy nhiên, ít lâu sau đó, gặp đúng lúc Chu Vũ Đế phá bỏ Phật pháp, Tì-ni-đa Lưu-chi lại phải sang đất Nghiệp (Hồ Nam) lánh nạn. Lúc ấy, tổ đời thứ 3 của Thiền tông Trung Quốc là Tăng Xán đang ở ẩn trong núi Tư Không.
Nghe tiếng Tăng Xán từ lâu và biết vị thiền sư này cũng đang ở Hồ Nam, Tì-ni-đa Lưu-chi đã tìm tới núi Tư Không xin gặp Tăng Xán bằng được. Khi gặp Tăng Xán, thấy tướng mạo và cử chỉ phi phàm của Tăng Xán, Tì-ni-đa Lưu-chi cảm thấy kính mộ nên đến trước Tăng Xán vòng tay ba lần tỏ ý kính phục xin được chỉ bảo.
Tăng Xán vẫn nhắm mắt ngồi im không nói nửa lời. Tì-ni-đa Lưu-chi không biết làm sao, đành đứng sang một bên chờ đợi, lòng đầy băn khoăn, nghi hoặc. Trong lúc ấy, Tì-ni-đa Lưu-chi bỗng dưng đốn ngộ, vội vàng quỳ sụp xuống lạy Tăng Xán ba lạy. Tăng Xán vẫn không nói gì, chỉ gật đầu ba cái.
Sau khi lạy xong, Tì-ni-đa Lưu-chi lùi lại ba bước chắp tay nói: “Đệ tử lâu nay không được an, hòa thượng vì lòng đại từ bi, xin cho con theo hầu ngài”. Tăng Xán xua tay nói với Tì-ni-đa Lưu-chi: “Ngươi nên đến phương Nam mang Phật pháp giáo hóa dân chúng, không nên ở đây lâu”. Tì-ni-đa Lưu-chi vâng lời Tăng Xán, từ biệt sư phụ đến Quảng Châu làm trụ trì chùa Chế Chỉ. Trong thời gian 6 năm ở tại chùa này, thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi đã dịch xong bộ kinh “Tượng đầu tinh xá” từ chữ Phạn ra chữ Hán, đóng góp một phần không nhỏ trong việc truyền bá đạo Phật từ gốc Ấn Độ đến Trung Quốc.
2. Sau 6 năm làm trụ trì chùa Chế Chỉ và dịch xong bộ “Tượng đầu tinh xá”, thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi thực hiện lời căn dặn của sư phụ Tăng Xá, tiếp tục đi về phương Nam để truyền bá Phật pháp. Đó cũng là lúc thiền sư đến đất Giao Chỉ, Việt Nam và trở thành người sáng lập một trong những thiền phái đầu tiên ở đây.
Theo những gì còn ghi chép lại được thì thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi đến Việt Nam vào khoảng năm 580. Khi Tì-ni-đa Lưu-chi tới đất Giao Chỉ thì gặp đại sư tên là Quán Duyên đang dạy Thiền cho các đệ tử, mới xin cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) ở tỉnh Hà Bắc. Tại đây, thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi đã thu nhận đệ tử rồi tổ chức dịch bộ kinh “Đại thừa phương quảng tổng trì”, sáng lập thiền phái Diệt Hỉ để truyền bá Phật pháp đến người dân xứ Giao Chỉ.
Thiền phái Diệt Hỉ, bắt nguồn từ tư tưởng Bát-nhã, nội dung chính của kinh Tượng Ðầu Tinh Xá mà Tì-ni-đa Lưu-chi đã dịch, thuyết giảng về không, là bản kinh thuộc văn hệ Bát-nhã, và điểm đặc biệt có khuynh hướng thiên về Mật Giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái Diệt Hỉ của Tì-ni-đa Lưu-chi là thiền phái dung hòa giữa các tông phái Phật giáo có mặt tại Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhưng hiện rõ nét nhất vẫn là Thiền-mật-giáo, hầu như chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Ðộ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Ðây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ. Chính vì lý do này, nhiều người coi Tì-ni-đa Lưu-chi là người đã khai sáng Thiền tông tại Việt Nam.
Truyền giáo tại Việt Nam một thời gian, với chủ trương chú trọng truyền thụ tâm ấn, ít lâu sau đó, Tì-ni-đa Lưu-chi đã có một được một để tử chân truyền, kế thừa dòng Thiền của mình. Người đó chính là tổ thứ 2 Thiền phái Diệt Hỉ: Pháp Hiền. Pháp Hiền vốn họ Đỗ, là người châu Diên (tức tỉnh Sơn Tây cũ) người cao lớn, thân cao bảy thước ba tấc. Ban đầu Pháp Hiền thụ giới học Thiền với đại sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân. Khi thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi đến đây, nhìn thấy Pháp Hiền có tướng mạo khác thường mới nhìn thẳng vào mặt Pháp Hiền hỏi: “Ngươi họ gì?”.
Pháp Hiền hỏi lại: “Hòa thượng họ gì?”. Thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi lại hỏi: “Ngươi không có họ sao?”. Pháp Hiền đáp: “Họ thì không phải không có nhưng làm sao hòa thượng biết được?”. Tì-ni-đa Lưu-chi liền quát: “Biết để làm gì?”. Nghe câu ấy của Tì-ni-đa Lưu-chi, Pháp Hiền bỗng dưng tỉnh ngộ, nhận được Thiền chỉ, từ đó Pháp Hiền thờ Tì-ni-đa Lưu-chi làm thầy.
Một hôm thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi cho gọi Pháp Hiền vào nói: “Tâm ấn của chư Phật, không có lừa dối, tròn như thái hư, không thiếu không thừa, không đi không lại, không được không mất, chẳng một chẳng khác, chẳng thường chẳng đoạn; vốn không có chỗ sanh, cũng không có chỗ diệt, cũng chẳng xa lìa, mà chẳng phải chẳng xa lìa. Vì đối với vọng duyên mà giả lập tên ấy thôi.
Bởi thế, chư Phật trong ba đời cũng như thế, nhiều đời tổ sư cũng vì như thế mà được, ta cũng vì như thế được, ngươi cũng vì như thế được, cho đến hữu tình vô tình cũng vì như thế được. Tổ Tăng Xán khi ấn chứng tâm này cho ta, bảo ta mau về phương Nam giáo hóa, không nên ở đây lâu.
Đã trải qua nhiều nơi, nay đến đây gặp được ngươi quả là phù hợp với lời huyền ký. Vậy ngươi khéo giữ gìn, giờ đi của ta đã đến”. Nói xong, thiền sư chắp tay thị tịch. Pháp Hiền làm lễ hỏa táng, lượm xá-lợi năm sắc, xây tháp cúng dường. Năm ấy là năm 594 sau Công nguyên.
Về sau, tưởng nhớ công lao của thiền sư Tì-ni-đa Lưu-chi là một trong những người đầu tiên đã mang Thiền tông tới đất Việt Nam, Vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) đã làm một bài kệ ca ngợi ông. Bài kệ viết:
Mã an toàn:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...
Ý kiến bạn đọc