Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu Chuyện Thiền: Hạnh Phúc và Khổ Đau

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/11/2014 13:52 - Người đăng bài viết: Phạm
Bình an thật có khi chính chúng ta vượt qua hạnh phúc và khổ đau, đây là nơi không sinh, không diệt.
Câu Chuyện Thiền: Hạnh Phúc và Khổ Đau

Câu Chuyện Thiền: Hạnh Phúc và Khổ Đau

Hạnh phúc và khổ đau: Chúng ta tồn tại trên thế gian là thực sống và hàng ngày từng khắc giây phải đối phó nhiều vấn đề nan giải, khổ đau trộn lẫn hạnh phúc. Lúc nào cũng vậy hai thái cực luôn tồn tại, mà chúng ta mong muốn được hạnh phúc nhưng suy cho thấu đáo thì hạnh phúc cũng là khổ đau trong cái vi tế. Hạnh phúc và đau khổ cùng nhau như đầu và đuôi của con rắn, chúng ta nắm đuôi nhưng một lúc nào đó cái đầu quay lại cắn ta, Vì sao? Vì chúng điều chung và bắt nguồn từ ham muốn.

Chúng ta vui khi có được điều mà mình ham thích tài sản, danh dự lời khen, nhưng có thật sự được bình an đâu? Và có chắc là mãi vậy đâu, rồi nó sẽ biến mất trong sự hối tiếc, khổ đau. Ở đây là sự bình an, cái mà chúng ta mang ra mổ sẽ, và thực hành để nó thật sự của chúng ta. Bình an phát sinh từ cái biết thật về bản chất của các sự vật, nó không phải hạnh phúc hay khổ đau mà vượt ra khỏi hay trạng thái đó.

Bản Tâm có cái giác chung là cái gốc nguyên thủy của mọi sự sống hay còn gọi là sinh mạng, nó không dao động, không lung lay. Ở nơi đó không có chổ bàn luận và dung chứa hạnh phúc hay khổ đau vì nó không hề bị vướng mắc, ràng buộc, quy ước bất cứ thứ nào, nó là chân lý của thực tại. Nó không chỉ dạy ai cả, tự mỗi người hiểu và về với nó, và mọi giáo lý kinh sách chỉ là phương tiện một con đường, mà bước đi để đến và nếm trãi do chính chúng ta.

Thân thể và trạng thái của nó không bao giờ phải hỏi chúng ta, nó phải nhức đầu hay đau bụng? nó cứ là theo quy luật tự nhiên của nó, nó không lệ thuộc vào chúng ta và không cho phép ta làm chủ nhân của nó, vì nó không có thực thể. Khi gặp duyên nó kết tụ, và hết duyên chúng rả. Cái khổ là ở chổ chúng ta coi chúng là mình, thuộc về mình, đến khi già, bệnh chết đến thì khốn khổ.

Vô minh sinh hành, hành sinh thức, sanh danh sắc, lục căn, thành lục trần. Và chúng ta sinh ra được mang cái tên đó là quy ước, và tất cả điều vô thường, vô ngã, và không thể toại nguyện. Mọi sự tác động bên ngoài điều là tự nhiên của nó đến và đi mất hút. Vướng mắc và tự khổ vui là do mình. Ở đây cái quan trọng là đạt được sự bình an, là do chúng ta hiểu và biết điều chỉnh Thân và Tâm, biết rõ sự thật của sắc vật và biến động vô tận của Tâm, và hành động thẳng tấp vào chính tiếp xúc thì bình an sẽ phát sinh. Bình an thật có khi chính chúng ta vượt qua hạnh phúc và khổ đau, đây là nơi không sinh, không diệt, nơi tịch diệt, nơi nghỉ ngơi. Thiền.

Tác giả bài viết: Trần Văn Phạm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 86 trong 26 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 608
  • Hôm nay: 37285
  • Tháng hiện tại: 37285
  • Tổng lượt truy cập: 81588264

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile