Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 370 - Hội thứ nhất

Đăng lúc: Thứ tư - 28/12/2011 05:40 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 370 - Hội thứ nhất

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 15 Quyển 370 - Hội thứ nhất

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu Sàigòn - 1998

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập) 

--- o0o ---
Quyển thứ  370

HỘI THỨ NHẤT

Phẩm

Khắp học đạo

Thứ 64-5

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả chủng Bồ đề phần pháp và các Bồ đề như vậy, tất cả đều phi tương ưng phi chẳng tương ưng, không hợp không tan, không sắc không kiến, không đối nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Bồ đề phần pháp như thế làm sao năng lấy Bồ đề? Bạch Thế Tôn! Phi phi tương ưng, phi chẳng tương ưng, không hợp không tan, không sắc không kiến, không đối nhất tướng, nghĩa là vô tướng pháp, năng đối pháp khác có lấy có bỏ? Bạch Thế Tôn! Ví như hư không, đối tất cả pháp không lấy không bỏ, vì tự tướng không. Các pháp cũng vậy, tự tướng đều không, chẳng phải đố các pháp có lấy có bỏ, làm sao nói được Bồ đề phần pháp năng lấy Bồ đề?

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như người vừa nói. Vì tất cả pháp tự tướng đều không, vô lấy vô bỏ; nhưng các hữu tình đối nghĩa tất cả pháp tự tướng không chẳng hiểu rõ được. Vì thương xót kia nên phương tiện tuyên nói Bồ đề phần pháp năng lấy Bồ đề.

Lại nữa. Thiện Hiện! Hoặc sắc, hoặc thọ tưởng hành thức. Hoặc nhãn xứ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Hoặc sắc xứ, hoặc thanh hương vị xúc pháp xứ. Hoặc nhãn giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Hoặc sắc giới, hoặc thanh hương vị xúc pháp giới. Hoặc nhãn thức giới, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Hoặc nhãn xúc, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Hoặc địa giới, hoặc thủy hỏa phong không thức giới. Hoặc vô minh; hoặc hành, thức, danh sắc, lục xứ xúc thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Hoặc bố thí Ba la mật đa; hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa.

Hoặc nội không; hoặc ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc chơn như, hoặc pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.

Hoặc sơ tĩnh lự; hoặc đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự. Hoặc từ vô lượng, hoặc bi hỷ xả vô lượng. Hoặc không vô biên xứ; hoặc thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Hoặc bốn niệm trụ; hoặc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Hoặc khổ thánh đế, hoặc tập diệt đạo thánh đế. Hoặc không giải thoát môn; hoặc vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc tám giải thoát; hoặc tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.

Hoặc tất cả tam ma địa môn, hoặc tất cả đà la ni môn. Hoặc Cực hỷ địa; hoặc Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa. Pháp vân địa. Hoặc năm nhãn, hoặc sáu thần thông. Hoặc Phật mười lực; hoặc bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc đại từ; hoặc đại bi, đại hỷ, đại xả. Hoặc pháp vô vong thất, hoặc tánh hằng trụ xả. Hoặc nhất thiết trí; hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Hoặc quả Dự lưu; hoặc quả nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Hoặc tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc dứt hẳn tất cả tập khí nối nhau, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hoặc hữu vi giới, hoặc vô vi giới. Tất cả như thế thảy, với trong Thánh pháp Tỳ nại da Luật tạng đều chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, không hợp, không tan không sắc, không kiến, không đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Phật vì nhiêu ích các loại hữu tình khiến được hiểu chơn chánh, vào pháp thật tướng dùng thế tục thuyết, chẳng dùng thắng nghĩa. Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp như thế, nên học trí kiến. Học trí kiến rồi, như thật thông đạt các pháp như vầy nên đáng nhiếp thọ, các pháp như vầy chẳng nên nhiếp thọ.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát đối những pháp nào học trí kiến rồi, như thật thông đạt chẳng nên nhiếp thọ? Đối những pháp nào học trí kiến rồi, như thật thông đạt đáng nên nhiếp thọ?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát đối pháp các Thanh văn, bậc Độc giác, học trí kiến rồi, như thật thông đạt chẳng nên nhiếp thọ. Đối các pháp tương ứng Nhất thiết trí trí, học trí kiến rồi, như thật thông đạt tất cả chủng tướng đáng nên nhiếp thọ. Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát đối trong Thánh pháp Tỳ nại da Luật tạng đây, nên học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Phật nói Thánh pháp Tỳ nại da Luật tạng ấy, những gì tên Thánh pháp Tỳ nại da?

Phật nói: Thiện Hiện! Hoặc các Thanh văn, hoặc các Độc giác, hoặc các Bồ tát Ma ha tát, hoặc các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Tất cả như thế đều cùng tham dục giận dữ ngu si chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng tát ca da tà kiến, giới cấm thủ, nghi chẳng tương ưng. chẳng phải chẳng tương ưng chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng dục tham giận dữ chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng sắc ái, vô sắc ái, sắc động loạn, vô minh chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng sơ tĩnh lự chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng từ vô lượng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng bi hỷ xả vô lượng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng định không vô biên xứ chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng định thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng bốn niệm trụ chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng khổ thánh đế chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng tập diệt đạo thánh đế chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng không giải thoát môn chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng tâm giải thoát chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng năm nhãn chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng sáu thần thông chẳng tương ưng. chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng bố thí Ba la mật đa chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Bát nhã Ba la mật đa chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng nội không chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng chơn như chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. chẳng hợp chẳng tan; đều cùng pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng Cực hỷ địa chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng tất cả tam ma địa môn chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng tất cả đà la ni môn chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng Phật mười lực chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng đại từ chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng. chẳng hợp chẳng tan; đều cùng đại bi, đại hỷ, đại xả chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng pháp vô vong thất chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng tánh hằng trụ xả chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Đều cùng nhất thiết trí chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Đều cùng hữu vi giới chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan; đều cùng vô vi giới chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan.

Thiện Hiện! Kia tên là Thánh, đây là Thánh pháp Tỳ nại da kia. Vậy nên tên Thánh pháp Tỳ nại da. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Tất cả pháp này, vô sắc vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Các Thánh giả kia như thật hiện thấy. Thiện Hiện! Vô sắc cùng vô sắc chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Vô kiến cùng vô kiến, vô đối cùng vô đối, nhất tướng cùng nhất tướng, vô tướng cùng vô tướng cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng, chẳng hợp chẳng tan. Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vô sắc, vô kiến, vô đối nhất tướng, vô tướng đây thường nên tu học. Học rồi bất đắc tất cả pháp tướng.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát đâu chẳng nên đối tướng sắc học, cũng nên đối tướng thọ tưởng hành thức học ư? Đâu chẳng nên đối tướng nhãn xứ học, cũng nên đối tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ học ư? Đâu chẳng nên đối tướng sắc xứ học, cũng nên đối tướng thanh hương vị xúc pháp xứ học ư? Đâu chẳng nên đối tướng nhãn giới học, cũng nên đối tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý giới học ư? Đâu chẳng nên đối tướng sắc giới học, cũng nên đối tướng thanh hương vị xúc pháp giới học ư? Đâu chẳng nên đối tướng nhãn thức giới học, cũng nên đối tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới học ư? Đâu chẳng nên đối tướng nhãn xúc học, cũng nên đối tướng nhỉ tỷ thiệt thân ý xúc học ư? Đâu chẳng nên đối tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ học, cũng nên đối tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ học ư? Đâu chẳng nên đối tướng địa giới học, cũng nên đối tướng thủy hỏa phong không thức giới học ư? Đâu chẳng nên đối tướng vô minh học; cũng nên đối tướng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não học ư? Đâu chẳng nên đối tướng bố thí Ba la mật đa học; cũng nên đối tướng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng nội không học; cũng nên đối tướng ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng chơn như học; cũng nên đối tướng pháp giới, pháp tánh. bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng sơ tĩnh lự học; cũng nên đối tướng đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự học ư? Đâu chẳng nên đối tướng từ vô lượng học, cũng nên đối tướng bi hỷ xả vô lượng học ư? Đâu chẳng nên đối tướng không vô biên xứ học; cũng nên đối tướng thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng bốn niệm trụ học; cũng nên đối tướng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi học ư? Đâu chẳng nên đối tướng không giải thoát môn học; cũng nên đối tướng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn học ư? Đâu chẳng nên đối tướng khổ thánh đế học, cũng nên đối tương tập diệt đạo thánh đế học ư?  Đâu chẳng nên đối tướng tám giải thoát học; cũng nên đối tướng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng năm nhãn học, cũng nên đối tướng sáu thần thông học ư? Đâu chẳng nên đối tướng tất cả tam ma địa môn học, cũng nên đối tướng tất cả đà la ni môn học ư? Đâu chẳng nên đối tướng Cực hỷ địa học; cũng nên đối tướng Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng Phật mười lực học; cũng nên đối tướng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng học ư? Đâu chẳng nên đối tướng đại từ học; cũng nên đối tướng đại bi, đại hỷ, đại xả học ư? Đâu chẳng nên đối tướng pháp vô vong thất học, cũng nên đối tướng tánh hằng trụ xả học ư? Đâu chẳng nên đối tướng nhất thiết trí học; cũng nên đối tướng đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí học ư?

Đâu chẳng nên đối tướng quả Dự lưu học; cũng nên đối tướng quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề học ư? Đâu chẳng nên đối tướng tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát học, cũng nên đôi tướng chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề học ư? Đâu chẳng nên đối tướng biết khổ, dứt tập, chứng diệt, tu đạo học; cũng nên đối tướng quán thuận nghịch duyên khởi học ư? Đâu chẳng nên đối tướng tất cả Thánh giả học, cũng nên đối tướng tất cả Thánh pháp học ư? Đâu chẳng nên đối tướng hữu vi giới học, cũng nên đối tướng vô vi giới học ư?

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng đối tướng các phần như thế học, cũng nên chẳng đối tướng các hành học. Các Bồ tát Ma ha tát đối tướng các pháp và tướng các hành đã chẳng năng học, làm sao năng vượt tất cả Thanh văn và bậc Độc giác. Nếu chẳng năng vượt tất cả Thanh văn và bậc Độc giác, làm sao năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh? Nếu chẳng năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, làm sao năng được Nhất thiết trí trí? Nếu chẳng năng được nhất thiết trí trí, làm sao năng quay xe chánh pháp? Nếu chẳng năng quay xe chánh pháp, làm sao năng đem pháp Thanh văn thừa, hoặc pháp Độc giác thừa, hoặc pháp Vô thượng thừa an lập hữu tình khiến thoát các khổ vô biên sanh tử?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu tất cả pháp thật có tướng ấy, các Bồ tát Ma ha tát nên học với trong ấy, nhưng vì tất cả pháp thật chẳng phải hữu tướng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Vậy nên, Bồ tát Ma ha tát chẳng học nơi pháp hữu tướng, cũng lại chẳng học nơi pháp vô tướng. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp giới thường trụ, các pháp nhất tướng, chỗ gọi vô tướng; vô tướng như thế đã chẳng phải hữu tướng, cũng chẳng phải vô tướng.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp đều chẳng hữu tướng cũng chẳng vô tướng, nên chẳng nhất tướng cũng chẳng dị tướng. Nếu vậy Bồ tát Ma ha tát làm sao năng tu Bát nhã Ba la mật đa? Nếu chẳng năng tu Bát nhã Ba la mật đa, làm sao năng vượt tất cả Thanh văn và bậc Độc giác? Nếu chẳng năng vượt tất cả Thanh văn và bậc Độc giác, làm sao năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh? Nếu chẳng năng vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, làm sao năng vượt Bồ tát Vô sanh pháp nhẫn? Nếu chẳng năng vượt Bồ tát Vô sanh pháp nhẫn, làm sao năng phát Bồ tát thần thông? Nếu chẳng năng phát Bồ tát thần thông, làm sao năng thành thực hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật? Nếu chẳng năng thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, làm sao năng được Nhất thiết trí trí? Nếu chẳng năng được Nhất thiết trí trí, làm sao năng quay xe chánh pháp? Nếu chẳng năng quay xe chánh pháp thời lẽ chẳng năng an lập hữu tình khiến được quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán; cũng lẽ chẳng năng an lập hữu tình khiến được Độc giác Bồ đề; cũng lẽ chẳng năng an lập hữu tình khiến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cũng lẽ chẳng năng an lập hữu tình khiến trụ việc thí tánh phước nghiệp, hoặc trụ việc giới tánh phước nghiệp, hoặc trụ việc tu tánh phước nghiệp, sẽ được hưởng giàu vui tự tại người trời?

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy, như ngươi vừa nói. Tất cả pháp chẳng hữu tướng, chẳng vô tướng, chẳng nhất tướng, chẳng dị tướng. Nếu Bồ tát Ma ha tát biết tất cả pháp hoặc hữu tướng, hoặc vô tướng, hoặc nhất tướng, hoặc dị tướng, đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Tu vô tướng đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu vô tướng đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là thế nào?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tất cả pháp là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển tất cả pháp là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thọ tưởng hành thức, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xử, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc xứ cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thanh hương vị xúc pháp xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thanh hương vị xúc pháp giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xúc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển địa giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thủy hỏa phong không thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhân duyên, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển vô minh, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển a dụ ha, niết dụ ha, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển quán bất tịnh, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sơ tĩnh lự, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển từ vô lượng, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển bi hỷ xả vô lượng, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển định không vô biên xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển định thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển Phật tùy niệm, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa. Tu khiển Pháp tùy niệm, Tăng tùy niệm, giới tùy niệm, xả tùy niệm, thiên tùy niệm, hữu phương tiện tùy niệm, vô phương tiện tùy niệm, vắng lặng tùy niệm, trì thở vào ra tùy niệm, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tưởng vô thường, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tưởng khổ vô thường, tưởng khổ vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nhàm ăn. tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui, tưởng chết, tưởng dứt, tưởng lìa, tưởng diệt, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tưởng ngã, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tưởng hữu tình, tưởng mạng giả, tưởng sanh giả, tưởng dưỡng giả, tưởng sĩ phu, tưởng bổ đặc già la, tưởng ý sanh, tưởng nho đồng, tưởng tác giả, tưởng khiến tác giả, tưởng thọ giả, tưởng khiến thọ giả, tưởng tri giả, tưởng khiến tri giả, tưởng kiến giả, tưởng khiến kiến giả, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiến tưởng thường chẳng thường, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tưởng vui chẳng vui, tưởng ngã chẳng ngã, tưởng tịnh chẳng tịnh, tưởng xa lìa chẳng xa lìa, tướng vắng lặng chẳng vắng lặng, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Na ha tát tu khiển bốn niệm trụ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển không giải thoát môn, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tám giải thoát, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tam ma địa có tầm có tứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tam ma địa không tầm duy tứ, tam ma địa không tầm không tứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển khổ thánh đế, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tập diệt đạo thành đế, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển khổ trí, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, như thật trí, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển bố thí Ba la mật đa, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nội không, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển Cực hỷ địa, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển năm nhãn, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển sáu thần thông, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển Phật mười lực, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển đại từ cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển đại bi, đại hỷ, đại xả, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển pháp vô vong thất, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tánh hằng trụ xả, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tất cả tam ma địa môn, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển tất cả đà la ni môn, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhất thiết trí, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển quả Dự lưu cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển Nhất thiết trí trí, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển dứt hẳn tập khí nối nhau tất cả phiền não, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển hữu vi giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển vô vi giới, cung khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thọ tưởng hành thức, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có sắc, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có thọ tưởng hành thức, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thọ tưởng hành thức, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xứ cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có nhãn xứ, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc xứ cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thanh hương vị xúc pháp xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có sắc xứ, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có thanh hương vị xúc pháp xứ, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thanh hương vị xúc pháp xứ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có nhãn giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhở có nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc giới cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thanh hương vị xúc pháp giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có sắc giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có thanh hương vị xúc pháp giới có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển sắc giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thanh hương vị xúc pháp giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có nhãn thức giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xúc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có nhãn xúc, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xúc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển địa giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thủy hỏa phong không thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có địa giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhớ có thủy hỏa phong không thức giới, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển địa giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển thủy hỏa phong không thức giới, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhân duyên, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa là sao?

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nếu nhớ có nhân duyên, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa; nếu nhờ có đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, có khiển tu đây chẳng phải tu Bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Chẳng phải kẻ hữu tưởng năng tu Bát nhã Ba la mật đa. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu khiển nhân duyên, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa; tu khiển đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, cũng khiển tu đây là tu Bát nhã Ba la mật đa.

--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT Thích Trí Nghiêm
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 34
  • Khách viếng thăm: 29
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 7680
  • Tháng hiện tại: 1359875
  • Tổng lượt truy cập: 59012808

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile