Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Phật Học Phổ Thông - Khóa VII - Bài 4

Đăng lúc: Thứ bảy - 28/01/2012 09:50
Phật Học Phổ Thông - Khóa VII - Bài 4

Phật Học Phổ Thông - Khóa VII - Bài 4

Căn trần không lỗi mà lỗi tại vọng thức phân biệt, song thức thì hư vọng không có thật thể như hoa đốm giữa hư không.
Khóa Thứ bảy
Triết Lý Ðạo Phật hay là
Ðại Cương Kinh Lăng Nghiêm (tiếp theo)
--- o0o ---


 
Bài Thứ Mười Một
Mục Lục
 
I.  Ngài A Nan hỏi Phật: trói cột ở chỗ nào và làm sao mở được?
II. Phật chỉ chỗ trói cột (gút)
III.  A Nan hỏi: tại sao bị sanh tử luân hồi hay được tự tại giải thoát cũng vì sáu căn?
IV.  Phật nói bài kệ tóm lại nghĩa trên
V.  Vọng hết thì chơn hiện
Trang 515
Bài Thứ Mười Một

I.- NGÀI A NAN HỎI PHẬT: TRÓI CỘT Ở CHỖ NÀO VÀ LÀM SAO MỞ ĐƯỢC?

A Nan thưa:  Bạch Thế Tôn, như lời Phật dạy về cái nghĩa thứ hai là phải biết rõ gốc rễ của phiền não ở chỗ nào, mới có thể trừ được.  Cũng như người mở gút, nếu không biết mối gút ở đâu thì không bao giờ mở được.

Bạch Thế tôn!  Chính thế, chúng con đây cũng vậy, từ vô thỉ đến nay, cùng với các vô minh chung (đồng) sanh và chung diệt; tuy mang danh xuất gia, học rộng nghe nhiều, thật ra cũng như người bị bệnh rét (làm cử) cách ngày (giác thời tự ngộ, xúc cảnh hoàn mê).

Cúi xin đức Như Lai thương xót những kẻ trầm luân hiện tại cũng như vị lai chỉ dạy cho ở nơi thân tâm này, chỗ nào triền phược (gút), và làm sao mở được?

II.- PHẬT CHỈ CHỖ TRÓI CỘT (GÚT)

Khi đó Phật cùng với mười phương chư Phật, đều thương xót A Nan và đại chúng cùng các chúng sanh đời sau, nên trên đảnh các Ngài đồng phóng hào quang quý báu chiếu khắp tất cả, đồng gọi A Nan cùng đại chúng và dạy rằng:

- Nay các ông muốn biết cái “câu sanh vô minh” (vô minh chung cùng sanh từ vô thỉ đến nay) để trừ, và “quả vô thượng Bồ đề” để tu chứng, vậy  nay ta sẽ chỉ rõ cho các ông. 
Trang 517
Này A Nan, khiến cho các ông nhiều kiếp sanh tử luân hồi, chỉ vì sáu căn mà làm cho các ông chứng được đạo quả Bồ đề an vui giải thoát, cũng chỉ vì sáu căn của các ông mà thôi.

LƯỢC GIẢI
 
Mười phương các đức Phật, đồng phóng hào quang, đồng dạy như vậy, là để cho A Nan và đại chúng đều biết: đây là một phương pháp duy nhứt, không những một mình đức Thích Ca, mà cả mười phương chư Phật cũng đồng chỉ dạy như thế.
*

III.-  A NAN HỎI: TẠI SAO BỊ SANH TỬ LUÂN HỒI HAY ĐƯỢC TỰ TẠI GIẢI THOÁT CŨNG VÌ SÁU CĂN?

Ông A Nan đã nghe Phật chỉ dạy, nhưng chưa hiểu nên kính cẩn hỏi Phật:

-  Bạch Thế tôn, tại sao làm cho chúng con nhiều kiếp sanh tử luân hồi cũng vì sáu căn, còn được an vui giải thoát cũng chỉ do sáu căn, chứ không phải do vật gì khác?

Phật dạy rằng:  Căn và trần đồng một thể
 (tâm), triền phược và giải thoát không hai (mê thì triền phược, ngộ thì giải thoát).  Các thức hư vọng, cũng như hoa đốm giữa hư không.
Trang 518
LƯỢC GIẢI

Căn trần không lỗi mà lỗi tại vọng thức phân biệt, song thức thì hư vọng không có thật thể như hoa đốm giữa hư không.

Cũng đồng căn và trần này, song phàm phu vì mê, khởi vọng thức phân biệt ngã, pháp, nên bị triền phược, gọi là kiết (gút).  Thánh non cũng đồng căn trần này, song vì giác ngộ không khởi phân biệt chấp thật có ngã, pháp nên được giải thoát, thế gọi là (mở).

*
A Nan, vì có trần cảnh, nên ở nơi căn mới khởi ra phân biệt.  Vì đã có cái năng phân biệt ở nơi căn, nên mới hiện ra cái tướng bị phân biệt là cảnh.  Căn (kiến) và cảnh (tướng) đối đãi nhau vọng hiện, chớ không thật có (vô tánh).  Cũng như hình cây lâu gác gác nhau.

 
LƯỢC GIẢI
 
Vì các cây lau gác nhau, nên ở xa xem như có hình người hay vật.  Cái hgình này không thật.  Ðây là dụ cho căn trần hư huyễn không thật, vì đối đãi nhau nên vọng hiện ra mà thôi.

*
 
- Thế nên, khi thấy, nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh.  Còn khi thấy, nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn.  Ở trong chơn tâm thanh tịnh, không có dung chứa vật gì cả.

LƯỢC GIẢI
 
Ðoạn này Phật dạy, khi sáu căn đối với sáu trần cảnh nếu khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc của vô minh triền phược (trói cột).  Bởi thế nên Phật nói: “vì sáu căn làm cho các ông sanh tử luân hồi”.  Trái lại, khi sáu căn đối với sáu trần, mà không khởi vọng niệm phân biệt đó là Niết bàn, là giải thoát (mở gút) nên Phật nói: “Làm cho các ông được an vui giải thoát cũng vì sáu căn”.
Trang 519
*

IV.- PHẬT NÓI BÀI KỆ TÓM LẠI NGHĨA TRÊN

Khi đó Phật muốn tóm lại các nghĩa trên, nên nói bài kệ ý nghĩa như vầy:

NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN
 
Chơn tánh hữu vi không
Duyên sanh có như huyễn

Vô vi vô khởi diệt
Bất thật như không hoa

Ngôn vọng hiển chư chơn

Vọng, chơn đồng nhị vọng
Do phi chơn phi chơn
Vân hà kiến sở kiến

Trung gian vô thật tánh

Thị cố nhược giao lô
Giải kết đồng sở nhơn
Thánh phàm vô nhị lộ

Nhữ quán giao trung tánh

Không hữu nhị câu phi
Mê hối tức vô minh
Phát minh tiện giải thoát
Trang 520
Giải kết nhơn thứ đệ
Lục giải nhứt diệc vong
Căn tuyển trạch Viên Thông
Nhập lưu thành Chánh giác

Ðà na vi tế thức
Tập khí thành bộc lưu
Chơn phi chơn khủng mê
Ngã thường bất khai diễn

Tự tâm thủ tự tâm

Phi huyễn thành huyễn pháp
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn thường bất sanh

Huyễn pháp vân hà lập
Thị danh diệu liên hoa
Kim cang vương bảo giác
Như huyễn tam ma đề

Ðàn chĩ siêu vô học
Thử A tỳ đạt ma
Thập phương Bạc Già phạm
Nhứt lộ Niết bàn môn

DỊCH NGHĨA BÀI KỆ

Xứng theo chơn tánh (chơn tâm) thì các pháp hữu vi (vọng) không thật có, do nhơn duyên sanh, cũng như vật huyễn thuật.
Trang 521
Xứng về chơn tánh thì vô vi (chơn) cũng không thật có, vì nó không sanh diệt, như hoa đốm giữa hư không.

Nói hữu vi là vọng, để hiển vô vi kia là chơn.  Vì đối đãi nhau mà có, nên “chơn” và “vọng” cũng đồng vọng cả.  Ðến lý này, còn không thể nói là “chơn” hay “phi chơn”, thì làm sao gọi nó là cái “thấy” 
(căn) hay cái “bị thấy” (trần) được.  Vì nó như vật huyễn, chẳng có thật tánh, cũng như hình cây lau gác.

Giải thoát hay triền phược đồng do sáu căn.  Ðược chứng Thánh hay bị đọa phàm cũng bởi sáu căn, chớ không có con đường nào khác.  Các ông cứ xem hình cây lau gác kia, nói có hay nói không đều không thể được.  Hễ mê muội là vô minh, còn giác ngộ thì giải thoát.

Cột gút lại hay mở ra, đều phải theo thứ lớp.  Khi sáu gút 
(sáu căn) mở rồi, thì cái tên một cũng không còn (vì không còn đối đãi, nên không thể kêu gọi).  Các ông lựa được căn viên thông tu hành, thì mau đặng thành quả Phật.

Thức A Ðà Na 
(thức thứ tám) rất là tinh tế, các chủng tử trong thức này nó sanh diệt rất vi tế, như giòng nước chảy mau.  Ta đối với phàm phu và tiểu thừa không hề giảng nói (thức này) vì sợ chúng mê lầm chấp là “chơn” hay là “vọng”, đều có hại cả.
Trang 522
Tự nơi tâm các ông, trở lại chấp lấy tự tâm các ông.  Chơn tâm không phải huyện mà trở lại thành hư huyễn.  Nếu đối với các “chơn” mà các ông không sanh tâm chấp thủ: với cái “chơn” kia hãy còn không sanh, huống chi là cái “hư huyễn” làm gì có được.

Ðây là con đường duy nhứt của mười phương các đức Phật tu hành đến cảnh Niết bàn.  Pháp này tên là Diệu Liên Hoa, cũng tên Kim Cang Vương Bảo Giác và cũng tên là Như huyễn Tam ma đề.  Chỉ tu trong giây phút thì được quả vô học.


Khi đó A Nan và đại chúng nghe Phật nói bài kệ nghĩa lý thâm trầm, nên tâm trí mỗi người đều trở nên sáng suốt, được lợi ích chưa từng có.
 
LƯỢC GIẢI

Ông A Nan đã mấy lần cầu Phật chỉ dạy phương pháp nào mười phương các đức Phật tu hành để được thành đạo chứng quả. Ðiều ấy, Phật chỉ dạy đến đây đã tường tận.
Từ trước đến đây là nói về phần đốn tu và đốn chứng.  Từ đây về sau Phật mới dạy về phần tiệm tu.
*

Trang 523

V.- VỌNG HẾT THÌ CHƠN HIỆN

-  Này A Nan, tùy ông lựa chọn sáu căn mà tu hành, nếu sự kiết phược ở nơi căn của ông trừ rồi, thì các trần tướng kia, tự diệt; khi các vọng đã tiêu hết, thì đó là “chơn” chứ gì nữa!

A Nan, ông  hãy xem cái khăn đã cột sáu gút đây, có thể đồng một thời mở được hết sáu gút được không?

A Nan thưa:  Bạch Thế tôn, sáu gút tuy đồng một cái khăn, song khi cột, đã tuần tự mà cột, thì khi mở cũng phải theo thứ lớp mà mở, không thể đồng một thời mở được hết.

Phật dạy:  Sáu căn của ông khi giải trừ cũng phải như vậy.  Mở gút đầu tiên là phá trừ ngã chấp (chấp ta) trước chứng đặng nhơn không.  Tiến đến từng thứ hai là phá trừ Phá chấp, sau mới chứng đặng pháp không.  Ngã, pháp đều không sanh, thế mới gọ là Bồ tát đặng Vô sanh nhẫn (an nhẫn nơi nhơn, pháp đều không sanh)
Trang 524

 Viết tại Dưỡng đường Đồn Đất g sài gòn

Quý Xuân Ất Tî (1965)      
Sa môn THÍCH THIỆN HOA
Khóa VI || Khóa VII || Khóa VIII || Khóa IX || Khóa X - XI || Khóa XII
--- o0o ---

Tác giả bài viết: HT. Thích Thiện Hoa
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 60
  • Hôm nay: 5310
  • Tháng hiện tại: 205641
  • Tổng lượt truy cập: 59645658

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile