Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu 7: Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Đăng lúc: Thứ năm - 01/03/2018 10:33
Câu 7: Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Câu 7: Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Hỏi: Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay. Vậy xin hỏi ý nghĩa chắp tay như thế nào ?

100 Câu Hỏi Phật Pháp

(Tập 1)

Câu 7: Ý nghĩa chắp tay như thế nào?

Hỏi: Tại sao người Phật tử khi tụng kinh lễ bái hoặc chào hỏi nhau lại chắp tay. Vậy xin hỏi ý nghĩa chắp tay như thế nào ?

Đáp: Chắp tay, nguyên tiếng Hán Việt là Hiệp chưởng. Tiếng Phạn là Ãnjali. Hiệp chưởng còn gọi là hiệp thập. Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang tập 4 trang 2863 có giải thích như sau:  “Chắp 2 bàn tay, tập trung tư tưởng, cung kính lễ bái. Đây là cách lễ bái từ xưa ở Ấn Độ, được Phật giáo thực hành theo.
 
Người Ấn Độ cho rằng tay phải là tay thần thánh, tay trái là tay bất tịnh. Nhưng nếu 2 tay hiệp lại làm một thì trở thành sự hợp nhất giữa phương diện thánh thiện và nhiễm ô, cho nên hiệp chưởng là biểu hiện bộ mặt chân thật nhất của con người. Nghĩa " Bất cấu bất tịnh " trong Bát Nhã Tâm Kinh chính là ý nầy.
 
Trong các Kinh Luận có rất nhiều chỗ nói về hiệp chưởng, như Phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa (Đại 9,9 Hạ) ghi :" Cung kính hiệp chưởng lễ"; Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Đại 12, 345 thượng) ghi: "Hiệp chưởng chắp tay, khen ngợi chư Phật."
 
Ngoài việc biểu thị ý cung kính trong tâm, hiệp chưởng còn biểu thị ý trở về nguồn cội, đạt đến chỗ phi quyền, phi thật, sự lý khế hợp.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký 2, hiệp chưởng là cách thứ tư trong 9 cách lễ ở Ấn Độ.

Mật Giáo phối hợp 2 tay với Kim Cang giới và Thai Tạng giới, hoặc lý và trí, hoặc định và huệ v.v... đồng thời phối hợp 10 ngón với 5 đại, 10 Ba La Mật v.v...
Ngoài ra, Đại Nhật Kinh Sớ 13 có nêu 12 cách hiệp chưởng :

1/ Kiên thật tâm hiệp chưởng (hai tay chắp chặt vào nhau các đầu ngón tay bằng nhau).
 
2/ Hư tâm hiệp chưởng, còn gọi không tâm hiệp chưởng (hai tay chắp lại, các đầu ngón tay bằng nhau, hơi rỗng ở giữa).
 
3/ Vị (hai) liên hiệp chưởng (các ngón tay bằng nhau chắp lại, lòng bàn tay phình ra hình hoa sen búp).
 
4/ Sơ các liên hiệp chưởng (chắp tay 2 ngón cái và 2 ngón út dính lại, các ngón kia hở ra, giống như hoa sen hàm tiếu)
 
5/ Hiển lộ hiệp chưởng (hai bàn tay chạm đầu, ngửa lên).
 
6/ Trì thủy hiệp chưởng (hai tay cũng ngửa lên như trước, dáng khum lại như đang vốc nước).
 
7/ Quy mạng hiệp chưởng, còn gọi Kim cang hiệp chưởng (đặt ngón của bàn tay mặt lên trên ngón của bàn tay trái).
 
8/ Phản xoa hiệp chưởng (hai tay chắp ngược đầu nhau đặt tay phải lên tay trái).
 
9/ Phản tịch (bối) hổ tương trước hiệp chưởng  (lưng 2 bàn tay đâu nhau, tay phải để ngửa trên lưng bàn tay trái ).
 
10/ Hoành trụ chi hiệp chưởng (hai bàn tay nằm ngửa, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau)
 
11/ Phúc thử hướng hạ hiệp chưởng (hai bàn tay nằm úp, đầu 2 ngón trỏ đụng nhau).
 
12/ Phúc thủ hiệp chưởng (hai bàn tay úp xuống hai ngón cái chạm nhau).
 
Mười hai loại hiệp chưởng nầy đều có ý nghĩa sâu xa khác nhau.
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Nguồn tin: Chùa Quang Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 113
  • Hôm nay: 52601
  • Tháng hiện tại: 836754
  • Tổng lượt truy cập: 84647837

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile