Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Đăng lúc: Thứ năm - 25/04/2019 07:36 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Kinh Bát Đại Nhân Giác

Kinh Bát Đại Nhân Giác

Bát Đại Nhân Giác là tám điều giác ngộ của Phật và Bồ-tát.

ĐIỀU GIÁC NGỘ 1


PHẦN CHÁNH VĂN:

Vi Phật đệ tử,

Thường ư trú dạ,

Chí tâm tụng niệm,

Bát Đại Nhân Giác.

Đệ nhất giác ngộ:

Thế gian vô thường,

Quốc độ nguy thúy.

Tứ đại khổ không,

Ngũ ấm vô ngã.

Sanh diệt biến dị,

Hư ngụy vô chủ.

Tâm thị ác nguyên,

Hình vi tội tẩu.

Như thị quán sát,

Tiệm ly sanh tử.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 2

Đệ nhị giác tri: 

Đa dục vi khổ,

Sanh tử bì lao,

Tùng tham dục khởi,

Thiểu dục vô vi,

Thân tâm tự tại. 

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 3

Đệ tam giác tri:

Tâm vô yểm túc,

Duy đắc đa cầu,

Tăng trưởng tội ác.

Bồ-tát bất nhĩ,

Thường niệm tri túc,

An bần thủ đạo,

Duy tuệ thị nghiệp.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 4

Đệ tứ giác tri:

Giải đãi trụy lạc,

Thường hành tinh tấn,

Phá phiền não ác,

Tồi phục tứ ma,

Xuất ấm giới ngục.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 5

Đệ ngũ giác ngộ:

Ngu si sanh tử.

Bồ-tát thường niệm,

Quảng học đa văn,

Tăng trưởng trí tuệ,

Thành tựu biện tài,

Giáo hóa nhất thiết,

Tất dĩ đại lạc.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 6

Đệ lục giác tri:

Bần khổ đa oán,

Hoạnh kết ác duyên,

Bồ-tát bố thí,

Đẳng niệm oán thân,

Bất niệm cựu ác,

Bất tắng ác nhân.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 7

Đệ thất giác ngộ:

Ngũ dục quá hoạn.

Tuy vi tục nhân,

Bất nhiễm thế lạc,

Thường niệm tam y,

Ngõa bát pháp khí,

Chí nguyện xuất gia,

Thủ đạo thanh bạch,

Phạm hạnh cao viễn,

Từ bi nhất thiết.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 8

Đệ bát giác tri:

Sanh tử xí nhiên.

Khổ não vô lượng,

Phát đại thừa tâm,

Phổ tế nhất thiết,

Nguyện đại chúng sanh,

Thọ vô lượng khổ,

Linh chư chúng sanh,

Tất cánh đại lạc.

 

TÓM TẮT

Như thử bát sự,

Nãi thị chư Phật,

Bồ-tát đại nhân,

Chi sở giác ngộ,

Tinh tiến hành đạo,

Từ bi tu tuệ,

Thừa pháp thân thuyền,

Chí Niết-bàn ngạn,

Phục hoàn sanh tử,

Độ thoát chúng sanh.

Dĩ tiền bát sự,

Khai đạo nhất thiết,

Linh chư chúng sanh,

Giác sanh tử khổ,

Xả ly ngũ dục,

Tu tâm Thánh đạo. 

Nhược Phật đệ tử,

Tụng thử bát sự,

Ư niệm niệm trung,

Diệt vô lượng tội,

Tiến thú bồ-đề, 

Tốc đăng chánh giác,

Vĩnh đoạn sanh tử,

Thường trụ khoái lạc.

 

BÀI DỊCH:

ĐIỀU GIÁC NGỘ 1

Chúng ta đã là hàng Phật tử,

Đêm lẫn ngày hằng giữ thọ trì.

Chí thành tụng niệm nhớ ghi,

Tám điều giác ngộ của vì Đại nhân.

Điều thứ nhất phải thường giác ngộ:

Đời vô thường quốc độ bở dòn.

Khổ không tứ đại thon von,

Năm ấm vô ngã có còn chi đâu.

Đổi đời sanh diệt chẳng lâu,

Giả dối không chủ lý mầu khó tin.

Tâm là nguồn ác xuất sanh,

Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay.

Người nào quán sát thế này,

Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 2

Điều thứ hai lại cần giác biết:

Tham dục nhiều,

khổ thiệt thêm nhiều.

Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu,

Bởi chưng tham dục, mà chiêu khổ nầy.

Bớt lòng tham dục chẳng gây,

Thân tâm tự tại vui nầy ai hơn.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 3

Điều thứ ba phải thêm giác biết:

Đắm mê trần mải miết chẳng dừng.

Một bề cầu được vô chừng,

Tội kia thêm lớn có ngừng được đâu.

Những hàng Bồ-tát hiểu sâu,

Nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn.

Cam nghèo giữ đạo là hơn,

Lầu cao trí tuệ chẳng khờn dựng lên.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 4

Điều thứ tư cần nên giác biết: 

Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân.

Thường tu tinh tấn vui mừng,

Dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời.

Bốn ma hàng phục như chơi,

Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 5

Điều thứ năm lại thêm giác ngộ:

Ngu si là gốc khổ luân hồi.

Bồ-tát thường nhớ không ngơi,

Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào.

Vun bồi trí tuệ càng cao,

Biện tài đầy đủ công lao chóng thành.

Đặng đem giáo hóa chúng sanh,

Niết-bàn an lạc còn lành nào hơn.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 6

Điều thứ sáu phải nên giác biết:

Người khổ nghèo lắm kết oán hờn.

Không duyên tạo ác đâu sờn,

Bồ-tát bố thí, ai hơn kẻ này.

Lòng không còn thấy kia đây,

Ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào.

Dù người làm ác biết bao,

Một lòng thương xót, khổ đau cứu giùm.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 7

Điều thứ bảy là thường giác ngộ:

Năm dục gây lầm lỗi ngất trời.

Tuy người thế tục ngoài đời,

Mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình.

Ba y thường nhớ của mình,

Ngày nào sẽ được ôm bình ngao du.

Chí mong lìa tục đi tu,

Đạo gìn trong sạch chẳng lu không mờ.

Hạnh lành cao vút kính thờ,

Thương yêu tất cả không bờ bến đâu.

 

ĐIỀU GIÁC NGỘ 8

Điều thứ tám lại nên giác ngộ:

Tử sanh hoài đau khổ vô cùng.

Phát tâm dõng mãnh đại hùng,

Quyết lòng độ hết đồng chung Niết-bàn.

Thà mình chịu khổ muôn vàn,

Thay cho tất cả an nhàn thảnh thơi.

Mọi người đều được vui tươi,

Đến bờ giác ngộ rạng ngời hào quang.

 

TÓM TẮT

Tám điều như thế dạy qua,

Chính hàng Bồ-tát cùng là Thế Tôn,

Đã từng giác ngộ lẽ chân,

Tiến tu đạo hạnh vô ngần từ bi.

Đốt đèn trí tuệ phá si,

Pháp thân thuyền quí dạo đi Niết-bàn.

Trở vào sanh tử thanh nhàn,

Chúng sanh độ thoát an toàn vui lây.

Lại dùng tám việc trước này,

Mở đường khai lối dắt dìu chúng sanh.

Khiến cho hết thảy biết rành,

Tử sanh khổ não đừng manh chớ mờ.

Xa lìa năm dục đục lờ,

Tâm tu đạo Thánh không giờ nào quên.

Nếu là Phật tử phải nên,

Tám điều như thế hằng đêm tụng hoài.

Ở trong mỗi niệm hằng ngày,

Bao nhiêu tội lỗi diệt rày sạch trơn.

Bồ-đề hoa báu nhẹ thơm,

Trên bờ chánh giác gót chân giẫm liền.

Hằng hà sanh tử lưu linh,

Thường vui yên ổn tâm tình tiêu tan.

 

Tóm lược lời giảng như sau:

1- Điều giác ngộ thứ nhất: Thường thấy thân tâm của mình và sự vật bên ngoài là vô thường không bền chắc không có thật ngã. Phải biết tâm là gốc sanh ra tội ác, chớ mê chấp tâm là thật, là ta. Biết vọng tưởng không thật nên không mê chấp chạy theo nó. Lại cũng biết thân này là rừng tội lỗi, nên không chấp thân là thật, là ta. Thường quán xét như thế để xa lìa khổ luân hồi sanh tử.
 

2- Điều giác ngộ thứ hai: Nên biết tham cầu nhiều thì khổ đau cũng lắm. Gốc của luân hồi sanh tử là do tham đắm ngũ dục thế gian. Vì vậy mà phải bớt tham muốn. Khi tâm bớt tham cầu ngũ dục thì sẽ được an ổn vui vẻ.


3- Điều giác ngộ thứ ba: Nên biết người nào dục vọng càng nhiều thì tội ác càng lớn. Do đó mà phải dứt tâm ham muốn, không tham cầu ngũ dục. Lúc nào cũng ít muốn biết đủ, an phận nghèo để gìn giữ đạo đức, phát huy trí tuệ, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, không để tâm đuổi bắt danh lợi thế gian.


4- Điều giác ngộ thứ tư: Người lười biếng giải đãi không đoạn trừ nghiệp ác, tu hạnh lành, thì bị trụy lạc trầm luân. Vì vậy mà phải tinh tấn tu hành, để phá trừ vô minh phiền não, hàng phục các thứ ma chướng, ra khỏi ngục tù ngũ ấm và tam giới.


5- Điều giác ngộ thứ năm: Phải biết gốc của luân hồi sanh tử là ngu si. Vì vậy phải học rộng nghe nhiều về Phật pháp, nhờ thế mà trí tuệ tăng trưởng sâu rộng, có đủ khả năng, đủ biện tài để giáo hóa chúng sanh.


6- Điều giác ngộ thứ sáu: Nên biết người nghèo khổ nhiều hay sanh oán hận, thường kết nhiều duyên ác, vì vậy không tránh khỏi quả báo khổ đau. Nên người tu phát tâm thương xót họ, thứ tha cho những lầm lỗi hờn oán không duyên cớ của họ. Lại còn đem tâm bình đẳng bố thí giúp đỡ họ, không nhớ lỗi lầm ngày trước mà ghét bỏ họ. Biết và làm được như vậy, mới là người thực hành đúng theo hạnh bố thí của Phật và Bồ-tát.


7- Điều giác ngộ thứ bảy: Biết rõ ngũ dục là tội lỗi là tai họa. Tuy hiện đời là người thế tục mà biết tránh, không đắm mê theo ngũ dục, luôn nuôi chí nguyện xuất gia, muốn gìn giữ giới hạnh nghiêm minh thanh tịnh, sống đời siêu thoát. Tự làm lợi ích cho mình để rồi khởi lòng từ cứu độ tất cả chúng sanh.


8- Điều giác ngộ thứ tám: Phải biết luân hồi sanh tử liên tục là khổ đau vô cùng vô tận. Nên phát tâm từ bi rộng lớn, nguyện thay chúng sanh chịu khổ và giúp cho tất cả được đến chỗ cứu kính an lạc là Niết-bàn giải thoát.

Link giảng giải: http://www.thienlam.org/news/Thien-Lam/Kinh-Bat-Dai-Nhan-Giac-Giang-giai-HT-Thich-Thanh-Tu-4379/#.VH_KOJR_tnM

Tác giả bài viết: HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ
Nguồn tin: www.thuvienhoasen.org/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 97
  • Khách viếng thăm: 95
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 41381
  • Tháng hiện tại: 420199
  • Tổng lượt truy cập: 79289063

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile