Phần luân lý của người xuất gia nằm gọn trong ba môn học trọng hệ là Giới, Định và Tuệ, thuật ngữ gọi Tam vô lậu học. Người xuất gia thiếu một trong ba môn này, không xứng đáng là người xuất gia. Ba môn này là cội rễ thân cây giải thoát. Nương ba môn học này, người xuất gia dẹp sạch tất cả phiền não, giác ngộ chân lý, tự độ và độ tha.
Lâu nay đa số người Việt Nam cho rằng: Đạo Phật là dành riêng cho các bậc già nua tuổi tác, nhờ câu kinh tiếng kệ an ủi những ngày tàn; hoặc kẻ bị tình đời đen bạc hay người đã mấy phen vấp ngã trên bước công danh quay về nương tựa cửa thiền, nhờ giọt nước cành dương rưới dịu đôi phần sầu hận; hoặc những người đau ốm tật nguyền sống thừa thãi ngoài xã hội về núp bóng từ bi, nhờ hột cơm, manh áo của đàn-na tín thí để đỡ phần cơ cực...
Sống trên đấu trường nhân loại, trong cõi đời trần tục nhiễm ô, nếu ai cố ôm chặt lòng thù hận chấp nê thì không sao tránh khỏi cảnh lầm than đau khổ. Muốn thoát khổ được vui, con người phải gỡ bỏ những mối dây oán hận, tẩy sạch những vết nhơ ô nhiễm trong cõi lòng mình cho được nhẹ nhàng trong sạch. Phương pháp gỡ bỏ và tẩy trừ ấy là đức hỉ xả.
Tên Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn nghĩa là “Cửa trọng yếu chóng ngộ vào đạo”. Người tu hành muốn được mau ngộ tất nhiên phải bước vào cửa này, chớ không còn cửa nào khác. Bởi vì cửa này là cửa tiến thẳng vào thẳng không quanh co, không mượn nhiều phương tiện. Tiến thẳng vào thẳng cái gì? - Tiến thẳng đến vô sanh,
Hòa thượng húy là Trần Hữu Phước, pháp danh Thích Thanh Từ, sau đổi lại húy là Trần Thanh Từ. Sinh ngày 24 tháng 07 năm Giáp Tý (1924), tại ấp Tích Khánh, làng Tích Thiện, tỉnh Cần Thơ (nay là tỉnh Vĩnh Long). Thân phụ của Hòa thượng húy Trần Văn Mão, từ nhỏ theo nghiệp Nho, giữ nếp sống thanh bần.
Thế gian cho những trò chơi như đá bóng là vui, nhưng nhà Phật bảo cái vui đó tạm bợ không thật, vui trong nỗi khổ. Bởi vì bên thắng vui, bên thua khổ và chỉ vui trong một hai tiếng đồng hồ thôi. Hoặc xem ca nhạc kịch, gặp cảnh vui thì cười, cảnh khổ thì khóc. Như vậy, trong cái vui có cái khổ, cười khóc theo người ta, mà còn tốn tiền nữa. Thế nhưng thiên hạ rủ nhau đi xem thật đông. Những chuyện này nhiều lắm, kể không hết. Rõ ràng thế gian vui trong đau khổ, không có vui thật.
Sống mà không biết mình là gì thì cuộc sống hết sức rỗng, vô giá trị. Nếu chúng ta chỉ lo ăn mặc cho sung sướng, nhà lầu xe hơi, tức là chỉ lo thụ hưởng sung túc, mà mình là gì không biết thì ai hưởng thụ đây?
Hỷ xả là cái đức rất cần thiết và quý báu cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Muốn được vui, muốn được tươi đẹp, sống lâu thì chúng ta phải tu hạnh hỷ xả.
Đạo Phật không dạy chúng ta ban ân giáng họa cho ai, bởi vì đức Phật không bao giờ ban ân giáng họa. Thế nên Ngài đã dạy giáo lý nhân quả, chúng ta tạo nhân thế nào thì hưởng quả thế ấy. Người tạo nhân lành sẽ hưởng quả lành, tạo nhân ác sẽ chịu quả ác. Lành dữ đều do mình cả, chớ không ai khác có thể thế được.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...