Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Một Chữ Quên Rất Khó

Đăng lúc: Thứ hai - 26/12/2016 05:11 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Một Chữ Quên Rất Khó

Một Chữ Quên Rất Khó

Một Chữ Quên Rất Khó

Thiền sư Triệu Châu hỏi Quy Sơn Linh Hựu :

- Thế nào là ý Tổ sư nhiều đời ?

Quy Sơn gọi thị giả, bảo :

- Hãy đem cái ghế đến đây mau !

Triệu Châu nói :

- Từ khi ta làm chủ một ngôi chùa đến nay, chưa từng gặp một thiền giả chân chánh.

Khi ấy, có một học tăng đứng bên cạnh hỏi :

- Nếu gặp thiền giả chân chánh, thầy sẽ nghĩ thế nào ?

Triệu Châu nói :

- Một cây cung to phải dùng cả ngàn sức mạnh, không vì một con chuột nhắt mà giương cung.

Học tăng lại hỏi :

- Ai là thầy của chư Phật ?

- Nam-mô A-di-đà Phật.

- Nam-mô A-di-đà Phật là ai ?

- Nam-mô A-di-đà Phật là đệ tử của ta.

Học tăng đem câu thoại này hỏi thiền sư Trường Khánh:

- Thiền sư Triệu Châu nói Nam-mô A-di-đà Phật là đệ tử của ngài, đó là lời nói dẫn đường đối phương hay bỏ đối phương ?

Trường Khánh nói :

- Nếu tìm tòi ở hai đầu thì không hiểu chơn nghĩa của Triệu Châu.

Học tăng hỏi :

- Thế nào là chơn nghĩa của Triệu Châu ?

Trường Khánh khảy móng tay một cái, học tăng không hiểu nghĩa gì cả, tiếp tục theo Triệu Châu tham vấn.

Có lần, Triệu Vương thỉnh Triệu Châu thuyết pháp, Triệu Châu lại lên bảo tòa tụng kinh. Học tăng đứng bên cạnh hỏi :

- Mọi người thỉnh thầy thuyết pháp, chẳng hay vì sao thầy tụng kinh ?

Triệu Châu nói :

- Chẳng lẽ đệ tử Phật mà không tụng kinh được sao ?

Lại có một lần, mọi người đang tụng kinh, bỗng dưng Triệu Châu ngồi thiền bất động. Học tăng hỏi :

- Sao thầy không tụng kinh ?

Triệu Châu :

- May nhờ ông nhắc ta tụng kinh, chứ không dường như lão tăng quên mất rồi.

Lời bình:

Các bậc cổ đức trong thiền môn, Triệu Châu là một nhân vật vô cùng thú vị. Ngài nói không vì con chuột nhắt mà giương cung và tự cho rằng mình là thầy của Phật A-di-đà. Người ta thỉnh ngài thuyết pháp, ngài lại tụng kinh, người ta đang tụng kinh, ngài lại ngồi thiền, không phải ngài tùy tiện làm trái mọi người. Thiền giả muốn siêu việt đối đãi chỉ cần một chữ quên, quên mình, quên người, quên tình, quên cảnh, quên phải, quên quấy, quên có, quên không. Từ xưa đến nay một chữ quên này rất khó mà thực hành. Thật là đúng vậy.


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 61
  • Hôm nay: 767
  • Tháng hiện tại: 199793
  • Tổng lượt truy cập: 59639810

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile