Đừng chấp vào giác ngộ
Sư Baoche ở núi Mayuku đang ngồi quạt. Một vị tăng đến hỏi, “Bạch thầy, tính của gió (hay khí) là thường hằng, không có chỗ nào là không đến được. Thế thì tại sao thầy phải ngồi quạt ?”
Sư trả lời: “Tuy ngươi hiểu tính của gió (hay khí) là thường hằng, nhưng không hiểu ý nghĩa chân lý của “không chỗ nào là không đến được”.”
Tăng hỏi: “Cái gì là ý nghĩa chân lý của “không chỗ nào là không đến được” ? Sư chỉ ngồi quạt. Tăng kính cẩn cúi đầu đảnh lễ.
Người giác ngộ giống như bóng trăng phản chiếu trên mặt nước. Trăng không bị ướt, nước cũng không bị xao động.
Tuy ánh trăng tỏa chiếu khắp nơi, nhưng trăng vẫn được phản chiếu ngay trong một vũng nước nhỏ xíu. Tất cả trăng và bầu trời đều được phản chiếu trong một giọt sương trên cỏ, trong một giọt nước long lanh.
Giác ngộ không làm ta xao động, như bóng trăng không làm xao động mặt nước.
Người không thể ngăn cản được giác ngộ, giống như giọt sương không thể cản ngăn được trăng và bầu trời cao. Chiều sâu của giọt nước (chiều sâu của giác ngộ) có thể sánh với chiều cao của trăng. Khoảnh khắc dài hay ngắn (hình ảnh phản chiếu của trăng) là tuỳ nơi vũng nước ấy lớn hay nhỏ, và được quán sát tương quan với bề rộng hay hẹp của trời và trăng.
Khi chân lý chưa có trong thân tâm, ta tưởng như thế đã là đầy đủ. Khi chân lý có trong thân tâm, ta nhận ra rằng có điều gì thiếu sót. Ví dụ, khi nhìn khắp bốn phương trên một chiếc thuyền lênh đênh trên biển cả không thấy bến bờ, ta chỉ thấy một đường vòng cong, và không có gì khác.
Tuy nhiên, đại dương không tròn cũng không vuông, và có những đặc tính khác nhau vô tận. Nó giống như một cung điện. Giống như một viên châu ngọc. Nó trông như một đường vòng cong vì lúc đó tầm mắt ta chỉ thấy như vậy. Vạn pháp cũng như thế.
Đời sống này có nhiều khía cạnh khác nhau của cõi trần lao và cõi giới giác ngộ, nhưng ta chỉ có thể nhận và hiểu được chúng qua mức độ tri kiến do sự tu tập mang lại.
Để nhận ra được bản chất của vạn pháp, ta phải biết rằng tuy trông chúng có thể tròn hay vuông, nhưng biển và núi còn có những đặc tính khác thật là vô tận; hơn nữa còn có những thế giới vũ trụ khác ở khắp các phương trời. Chúng không chỉ ở chung quanh ta, mà còn phản chiếu ngay đây, trong một giọt nước rơi.
Khi cá bơi trong đại dương, dù cá có bơi xa đến đâu cũng không bao giờ đến tận cùng của nước. Khi chim bay trên trời, dù chim có bay xa đến đâu cũng không bao giờ đến tận cùng của không trung. Ngay từ khởi thủy, cá và chim không từng xa rời nền tảng của chúng. Khi nhu cầu hoạt động rộng lớn chúng sẽ có tầm hoạt động rộng lớn. Khi nhu cầu hoạt động nhỏ hẹp chúng sẽ có tầm hoạt động nhỏ hẹp.
Như thế, nền tảng hoạt động của các chúng sinh ấy đều được tân dụng tối đa, mỗi chúng sinh trong cõi giới riêng của chúng. Dù đang ở đâu, chúng cũng không rời nền tảng căn bản của mình. Khi chim ra khỏi không trung, nó sẽ chết ngay. Khi cá ra khỏi nước, nó sẽ chết ngay.
Vậy hãy biết rằng nước là sự sống. Hãy biết rằng không trung là sự sống. Sự sống là chim, và sự sống là cá.
Vượt lên trên đó, còn có những tiến trình xa hơn, như sự tu tập, chứng ngộ, thời gian hiện hữu của đời sống con người.
Nếu một con chim hay con cá cố tìm cách ra khỏi nền tảng của mình, con chim hay con cá ấy sẽ không tìm được lối đi hay vị trí của nó. Khi biết được bản vị của mình, sự tu của chúng ta trong đời sống hàng ngày là sự hiện thành của giác ngộ (hiện thành công án - genjokoan).
Khi biết được lối đi (Đạo) của mình, sự tu của chúng ta trong đời sống hàng ngày là sự hiện thành của giác ngộ.
Bản vị này và lối đi (Đạo) này không lớn cũng không nhỏ, không năng và không sở, không tồn tại trong quá khứ cũng không khởi lên trong hiện tại, cho nên chúng là hiện hữu như thế (Như Thị).
Người nào tu tập đạo giác ngộ như vậy, khi đạt pháp nào là thấu suốt pháp ấy, khi gặp việc gì là làm tròn việc ấy.
Bản vị là ở đây, lối đi (Đạo) là ở khắp nơi. Biên giới của giác ngộ không thể thấy được, bởi vì sự hiểu biết và giác ngộ đều được trải nghiệm cùng một lúc.
Kinh nghiệm khai ngộ Phật pháp và phương tiện truyền thừa linh động là như thế. Nếu cho là ta không cần dùng quạt bởi vì gió (hay khí) là thường hằng, hay nói là dù không dùng quạt ta vẫn cảm thấy gió (hay khí) chung quanh, tức là không biết thường hằng, và không biết bản tính của gió (hay khí).
Bởi vì tính của gió (hay khí) là thường hằng, cho nên phong hóa* của đạo Phật có thể biến đất thành vàng ròng, biến nước trường giang thành đề hồ.
(*Chú thích: Phong hóa: phong tục và giáo hóa. Chữ “Phong” được dùng hai lần trong đoạn này với ý nghĩa khác nhau. Nghĩa thứ nhất là “gió” hay “khí” như trong câu truyện trên. Nghĩa thứ hai là “phong” như trong “phong tục, phong độ, phong thái, phong hóa v.v..”, được dùng trong câu cuối cùng.)
Mã an toàn:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...
Ý kiến bạn đọc