Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Kinh Lăng-già Tâm Ấn Phần I - B

Đăng lúc: Thứ sáu - 02/12/2011 08:47 - Người đăng bài viết: Tịnh Cường
Kinh Lăng-già Tâm Ấn Phần I - B

Kinh Lăng-già Tâm Ấn Phần I - B

Khi ấy Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Các thức có mấy thứ sanh, trụ, diệt? Phật bảo Đại Huệ: Các thức có hai thứ sanh, trụ, diệt, chẳng phải suy nghĩ biết được. Các thức có hai thứ sanh, nghĩa là lưu chú sanh và tướng sanh. Có hai thứ trụ, nghĩa là lưu chú trụ và tướng trụ. Có hai thứ diệt, nghĩa là lưu chú diệt và tướng diệt.

B2- BÀY NGÔN THUYẾT ĐỂ VÀO ĐỆ NHẤT NGHĨA BIỂN THỨC THƯỜNG TRỤ, DÙNG HIỂN DUY TÂM.

Có chia làm tám:
C1- NÓI NHÂN QUẢ TÀ CHÁNH CỦA TÁM THỨC ĐỂ HIỂN THÁNH TRÍ TỰ GIÁC.
Phân làm hai:
D1- LƯỢC NÓI NHÂN QUẢ TÀ CHÁNH CỦA TÁM THỨC ĐỂ BIỂU THỊ LÌA VỌNG MÀ CHỨNG.
Có bảy:
E1- CHỈ CÁC THỨC SANH DIỆT KHÓ BIẾT.
Khi ấy Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn! Các thức có mấy thứ sanh, trụ, diệt? Phật bảo Đại Huệ: Các thức có hai thứ sanh, trụ, diệt, chẳng phải suy nghĩ biết được. Các thức có hai thứ sanh, nghĩa là lưu chú sanh và tướng sanh. Có hai thứ trụ, nghĩa là lưu chú trụ và tướng trụ. Có hai thứ diệt, nghĩa là lưu chú diệt và tướng diệt.
Ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức. Bốn quyển kinh Lăng-già trước sau gốc ngọn, chỉ có một xâu kết trọn vẹn. Thế và xuất thế gian không có tướng một hai, không có tướng ngôn thuyết, hiện tại toàn chân thì đâu cho nghĩ bàn. Do đó Như Lai chung một trăm lẻ tám (108) câu chỉ đáp khái quát bằng một chữ “Phi”. Vì không thể nói bày, nên dùng lời nói ngăn để cho người thầm ngộ vậy. Ngộ rồi mà lại thưa hỏi về thức, vì lý duy thức không cùng thì lượng duy tâm chẳng hiện. Các thức là tám thứ thức. Thức thứ tám là Như Lai tàng, cũng gọi là Tàng thức, cũng gọi là Hiện thức. Thức này là nguồn mê ngộ của chúng sanh và Phật. Kinh Giải Thâm Mật vì hàng Bồ-tát thủy giáo không thể kham nhận thức thứ tám, riêng lập thức thứ chín, tức là chỉ cái chân tướng của thức này. Trong Khởi Tín Luận lập nghiệp tướng, chuyển tướng, hiện tướng. Nghĩa là Như Lai tàng chuyển làm tàng thức là y theo mê mà nói. Thức này toàn vọng là toàn chân vốn không có hai thể. Chỉ đến mê ngộ dường như có dụng khác. Nghĩa là sanh diệt cùng chẳng sanh diệt hòa hợp. Chẳng phải có hai tâm, cũng chỉ điểm khi mê, tướng không sanh diệt vẫn rõ ràng. Thức thứ bảy tên là ý, tiếng Phạn gọi là mạt-na. Thứ sáu là ý thức. Năm thức trước là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân thức, chung lại gọi là Phân biệt sự thức. Chung lại là tám thứ thức. Hỏi các thức mà trước gạn sanh trụ diệt là tột cái tình trạng của các thức vậy. Đáp sanh trụ diệt mà trước nói chẳng phải suy nghĩ mà biết được. Nghĩa là trong sanh diệt đã sẵn có cảnh giới của Văn-thù, Phổ Hiền, chỉ người chứng mới biết, chẳng phải Thanh văn, Duyên giác đến được. Lưu chú là chân pháp không tánh chẳng hay tự giữ nên có nghĩa thiên lưu. Đây là lấy bất giác vọng động làm sanh. Một phen đi không trở lại là trụ. Vô tưởng, ngủ say và chết ngất là tạm diệt. Diệt rồi lại sanh không có cùng tột. Nếu bàn về quả chứng phải do trí lực quán sát, đến Kim cang địa về sau dị thục mới không. Nhưng trong kinh Hoa Nghiêm hàng Thập trụ sơ tâm thấy rõ Phật tánh cũng hay liền đó biết trở về, cùng Phật không khác. Nên nói nhân quả suốt nhau. Tướng là nghiệp dụng của các thức, ở văn sau nói các thứ hư vọng chẳng thật và tất cả tướng căn thức v.v… Tướng này khi chưa che đậy Chân tánh, do có lưu chú, niệm niệm chẳng dừng, chính khi sanh đã có diệt, chưa dễ vì người ngu mà nói.
E2- LƯỢC NÓI THỨC TƯỚNG Y NƠI CHÂN DO MÊ PHÁT KHỞI.
Đại Huệ! Các thức có ba thứ tướng. Nghĩa là chuyển tướng, nghiệp tướng và chân tướng.
Chuyển là nghĩa chẳng trụ, là các thức niệm niệm chẳng trụ. Nghiệp là nghiệp của tam tế, trong Luận Khởi Tín nói. Luận Khởi Tín riêng chỉ tướng ban đầu của tám thức, ở đây nói các thức đều nhân bất giác vọng động. Tuy bất giác vọng động mà niệm niệm chẳng dừng hiện tại toàn không. Tuy bất giác vọng động niệm niệm chẳng dừng mà toàn thể đều chân, không riêng có chuyển tướng, nghiệp tướng. Lưu chú và tướng vẫn chỉ trong mê sanh diệt. Đây là đến nơi chuyển tướng nghiệp tướng chỉ ra chân tướng, trong chỗ sanh diệt ấy đầy đủ hành xứ của Như Lai. Duy phải chứng mới biết không thể dùng ý nghĩ được. Bồ-tát Thiên Thân làm luận nói: “Hành xứ của chư Phật Như Lai duy có chân thức, không thể phân biệt quán sát như thế, vào nơi thức không.” Thế nên y nơi thức nhập nhất thiết pháp vô ngã, chẳng phải bảo một bề chê chân thức vậy.
Này Đại Huệ! Nói lược có ba thứ thức, nói rộng có tám tướng. Những gì là ba? Nghĩa là chân thức, hiện thức và phân biệt sự thức. Đại Huệ! Ví như gương sáng gìn giữ các sắc tượng, hiện thức ở trong ấy mà hiện cũng lại như thế.
Ba thứ là tổng nhiếp tướng của tám thức. Hiện là chỉ cho thức thứ tám. Phân biệt là chỉ bảy thức trước. Chân là tổng nhiếp hai thức. Chân thí dụ như gương. Hiện dụ như ánh sáng của gương. Vì ánh sáng của gương hay hiện nên gọi là hiện thức. Cái bị hiện trong ánh sáng của gương các hình tướng rành rõ, nên gọi là phân biệt sự thức. Về Thức thể thì phàm Thánh không hai, mà tác dụng mê ngộ vẫn phân. Phật tánh dường như bị lưu chuyển, tợ thuyền đi thấy bờ chạy, đều không có sự thật.
Đại Huệ! Hiện thức và phân biệt sự thức, hai thức này tướng hoại và chẳng hoại lần lượt làm nhân nhau.
Hiện thức và phân biệt thức đều có hai tướng hoại và chẳng hoại. Chẳng phải riêng hiện thức là chẳng hoại, mà cho phân biệt thức là hoại. Cái tướng hoại của hiện thức, là các thứ không thật, các thứ hư vọng ấy vậy. Cái tướng hoại của phân biệt thức là tất cả căn thức. Tướng sai biệt của hai thức này do đó nói là hoại. Song trong chỗ sai biệt vốn có chân tướng không sai biệt. Do bất giác từ vô thủy nên không sai biệt ẩn, mà sai biệt hiện. Sai biệt đã hiện thì không sai biệt càng ẩn, nên nói lần lượt làm nhân nhau. Nếu riêng cho hiện thức là chẳng hoại thì thức lưu chú giả dối lầm nhận là nhân chân thật. Nếu riêng nhận thức phân biệt là hoại thì khi căn trần hội họp cái gì làm đối hiện. Thế mới biết, khi mê thì nhân tướng của hai cái hoại đành rành. Khi ngộ thì lặng lẽ của nhất chân tỏ rõ. Nếu rõ nguyên do tàng thức, chuyển thức, mới tin trở lại chân thì vọng diệt.
Đại Huệ! Về bất tư nghì huân và bất tư nghì biến là nhân của hiện thức.
Hiện thức tức là nhất chân thức. Chân như không tánh niệm niệm bất giác huân thành vô minh. Do đây tam tế đồng thời biến hiện. Đây là nhân tướng huân biến không thể nghĩ bàn. Như trùng đục cây bỗng nhiên thành chữ, vốn chẳng có Thật tánh.
Đại Huệ! Nhận lấy các trần cảnh và vọng tưởng huân tập từ vô thủy là nhân của phân biệt sự thức.
Phân biệt sự thức cũng là nhất chân thức. Do sáu trần bên ngoài dẫn phát chủng tử tập khí kiến phần bên trong, cho bảy thức trước là thật ngã, thành nhân tướng của phân biệt sự thức. Đâu biết do mê Chân tâm mà làm vọng tưởng, biến nội thức dường như hiện tiền. Lại chấp nhận cái hiện tiền ấy mà phát huy hư vọng, nên kinh Lăng Nghiêm nói: “Tự tâm thủ Tự tâm, phi huyễn thành huyễn pháp.”
E3- CHỈ NGỘ CHÂN CHẲNG DIỆT.
Đại Huệ! Nếu trở lại chân thức thì các thứ chẳng thật, các thứ hư vọng ấy diệt, tức là tất cả căn thức diệt, thế thì danh tướng diệt.
Tự mê chân thức làm hiện thức, Chân như Phật tánh, bởi bất giác mà khởi ra kiến phần tướng phần các thứ hư vọng chẳng thật. Do đây căn thức lưu chuyển hằng không tự giác. Bỗng nhiên biết trở về thì các thứ hư vọng như nước sôi chế trên băng, căn trần thức tâm đồng thời tiêu sạch. Đến đây chỉ có chân thức lại không còn thức nào khác. Các thứ hư vọng chẳng thật là chỉ tướng của tám thức. Căn thức là thức tướng của bảy thức trước. Sanh là thức lưu chú sanh trước. Diệt là các tướng diệt trước. Trong lúc trở về chân liền đó được tròn khắp, lại không có thứ lớp. Song đốn ngộ và tiệm trừ căn và dục không phải là một, chẳng ngại cũng còn hành bố (tiệm tu).
Đại Huệ! Thức tương tục diệt, bởi nhân tương tục diệt thì thức tương tục mới diệt. Do chỗ theo diệt và duyên diệt nên thức tương tục diệt. Đại Huệ! Bởi tại sao? Vì là chỗ nương theo của nó. Chỗ nương theo của nó là vọng tưởng từ vô thủy huân tập. Duyên, là kiến v.v… thức cảnh vọng tưởng của Tự tâm.
Tương tục tức là lưu chú. Lưu chú do các thứ tướng hư vọng chẳng thật làm nhân, đây là vọng tưởng từ vô thủy huân tập. Lấy tướng tất cả căn thức làm duyên, đây tức là kiến v.v… thức cảnh vọng tưởng của Tự tâm. Nhân diệt thì lưu chú tự diệt. Nhân của chỗ theo diệt nên duyên cũng diệt. Nhân duyên thảy diệt nên lưu chú tự diệt. Tóm lại, mê thì chân biến thành lưu chú. Bởi vì Như Lai tàng chẳng giữ Tự tánh, không thể tự trở lại. Tánh lưu chú này động liền sanh kiến, tướng gọi là hư vọng, lại lấy cái hư vọng làm chỗ nương. Thức tánh mênh mang mà không chỗ tựa nương. Bèn lấy kiến, tướng vọng động của chính mình làm chỗ dựa nhờ, nên gọi là nhân nương. Nương theo hư vọng này biến in tuồng có căn thức, lại lấy căn thức làm duyên, thức tánh mênh mang không có chỗ dẫn phát. Bèn lấy căn thức của mình biến hiện làm chỗ dạo chơi, nên gọi là duyên hiện. Mới biết hai tướng nhân duyên nuôi lớn thức lưu chú. Hai tướng có thể hoại mà chân tướng của thức lưu chú chẳng hoại, chỉ tại trong mê không thể tự giữ. Vì thế, chỉ gọi là lưu chú chẳng gọi là chân, nên có khác là trở lại và không trở lại. Cho nên ngộ thì lưu chú liền chân, bỗng nhiên biết đường trở về, chóng quên chỗ nương tựa. Do đó Bồ-tát có ra đời chẳng nhờ duyên mà hiện. Nên nói tướng diệt mà lưu chú đến đây mới cứu kính diệt. Bởi vì mê thì hai tướng hoại và chẳng hoại lần lượt làm nhân. Ngộ thì lưu chú cùng với tướng lẫn nhau giải thoát. Song cốt tại mê ngộ vọng phân, chớ Chân tánh không khác. Chỗ này là lý do khiến người trí đương nhiên tự hợp.
Này Đại Huệ! Ví như khối đất với vi trần chẳng khác, chẳng phải chẳng khác, vàng và các món đồ trang sức cũng lại như vậy. Đại Huệ! Nếu khối đất và vi trần khác thì không phải do vi trần làm thành, mà thật do vi trần làm thành, thế nên chẳng phải khác. Nếu chẳng khác thì khối đất và vi trần nên không sai khác.
Đây là dụ chân tướng của tàng thức cùng chuyển thức chẳng phải một chẳng phải khác, để rõ chuyển thức diệt mà chân tướng của tàng thức chẳng diệt. Ngoại đạo chấp đoạn kiến chỉ vì không biết nhân sanh của thức lưu chú. Cho nên, giữ chân thì cùng vọng đồng thu, bỏ vọng thì gồm chân cùng bỏ. Khi mê ngộ chưa phân, lúc ấy một, khác khó nói vậy.
Như thế, Đại Huệ! Chuyển thức và chân tướng của tàng thức nếu khác thì tàng thức không phải là nhân. Nếu chẳng khác thì chuyển thức diệt tàng thức cũng phải diệt, mà chân tướng của nó thật chẳng diệt. Thế nên, Đại Huệ! Chẳng phải tự chân tướng thức diệt, chỉ nghiệp tướng diệt. Nếu tự chân tướng thức diệt thì tàng thức ắt diệt. Đại Huệ! Nếu tàng thức diệt thì chẳng khác với ngoại đạo luận chấp đoạn kiến.
Trước nói hiện thức tức ở đây tàng thức, trước phân biệt sự thức ở đây là chuyển thức. Tàng thức vốn cùng với chuyển làm nhân sanh khởi, nên chẳng phải khác. Song chân tướng tàng thức chẳng cùng chuyển thức đồng diệt, nên chẳng phải chẳng khác. Khi mê thì chân biến làm tàng, chân tướng hằng ở trong Nghiệp tướng. Lúc ngộ thì tàng vốn chân, Nghiệp tướng liền tiêu dung trong tự chân. Cho nên nghiệp nhân mê mà có, tàng do ngộ mà dẹp trừ. Khi dị thục không thì tàng thức cũng diệt, mà tự chân tướng chẳng diệt. Luận nói: “Nói là diệt chỉ tâm tướng diệt, chẳng phải Tâm thể diệt.” Lại nói: “Chỉ vì si diệt nên tâm tướng theo diệt.”
E4- CHỈ RA TÀ KIẾN ĐOẠN KIẾN DỊ NHÂN.
Đại Huệ! Các ngoại đạo kia khởi luận thế này: “Cảnh giới nhiếp thọ diệt, thức lưu chú cũng diệt.” Nếu thức lưu chú diệt thì lưu chú từ vô thủy lẽ ưng cũng đoạn. Đại Huệ! Ngoại đạo nói lưu chú làm sanh nhân, chẳng phải do nhãn thức, sắc, ánh sáng nhóm họp mà sanh, lại có dị nhân. Đại Huệ! Về nhân kia, họ nói hoặc là thắng diệu, hoặc là sĩ phu, hoặc tự tại, hoặc thời, hoặc vi trần.
Cảnh giới nhiếp thọ là các thứ thu góp các trần tướng. Khi tướng này diệt, thức lưu chú vẫn tiềm phục. Người lầm không biết vọng thấy không lặng, bèn cho là đoạn. Họ không biết tướng mê của lưu chú từ vô thủy có thể trừ, mà tự chân tướng không đoạn. Bởi vì chân thức huân biến mà không hay tự giữ, theo duyên lập bày. Duyên trước đã dứt, duyên sau tiếp khởi, chân thức ở trong ấy thầm tự vượt qua. Nên nói: “nghiệp thức mênh mang không có gốc để nương tựa”, tức là lưu chú này vậy. Lưu chú vốn chân, bởi mê mới có nhãn thức, sắc trần, ánh sáng, cùng nhau sanh trụ, ngoại đạo lầm cho là thắng diệu thành ra dị nhân (nhân khác). Đậu, bắp chẳng phân, quả nhiên đồng với sanh diệt. Nhân chẳng phải nhân chân, rốt cuộc trở về đoạn kiến. Xét về Số luận sư chấp hai mươi lăm đế phân làm chín vị, do trước kia tiên nhân Hoàng Xích chuyên tu thiền định có sức thần thông, biết được việc trong tám muôn kiếp. Tám muôn kiếp về trước mờ mịt không biết, lầm cho là Minh sơ tự tánh, nên vị thứ nhất gọi là Minh sơ cũng gọi là Thắng tánh. Vị thứ hai là Trí đại cũng gọi là Giác đại. Mé minh sơ có giác tri tăng trưởng, nên nói từ minh sanh giác. Ba là Ngã tâm, cũng gọi là Ngã chấp ngã mạn. Đây do giác mà có, nên nói từ giác sanh ngã tâm. Bốn là Ngũ duy lượng, cũng gọi là Ngũ vi, tức là sắc thanh hương vị xúc. Bởi sắc v.v… do ngã chấp tâm hiện, nên nói từ ngã tâm sanh ngũ duy. Năm là Ngũ đại, tức là đất, nước, gió, lửa, không. Năm thứ này khắp tất cả chỗ nên gọi là đại. Do cực vi sanh nên nói từ ngũ duy sanh ngũ đại. Sáu là Ngũ tri căn, tức là nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân. Nhân năm đại mà thành nên nói từ năm đại sanh. Bảy là Tác nghiệp căn, tức là miệng, tay, chân và đại, tiểu tiện. Năm cái này đều là dụng tạo nghiệp, cũng nhân năm đại mà thành. Tám là Tâm bình đẳng căn, chỉ quả tim hay ý căn. Bình đẳng vì căn này hay duyên khắp căn cảnh, cũng do ngũ đại làm thành, cùng với ngũ tri, ngũ tác nghiệp thành mười một căn. Chín là Thần ngã, chính là thức thứ tám. Ngoại đạo không biết thức thứ tám chấp làm thần ngã, hay sanh các pháp thường trụ chẳng hoại, thần ngã này tức là thắng diệu vậy.
Thắng luận sư chấp lục cú làm sanh nhân. Nghĩa là thật, đức, nghiệp, đại hữu, đồng dị, hòa hợp. Lại từ trong câu thật chấp có chín pháp là đất, nước, lửa, gió, không, thời, phương, ngã, ý. Thời tán ngoại đạo thì chấp tất cả pháp đều từ thời sanh. Họ thấy cỏ cây do thời gian nở rụng tươi khô, chấp thời gian là thường là một, là nhân của vạn vật, là nhân của Niết-bàn. Thuận thế sư thì chấp tất cả sắc tâm v.v… Các pháp đều dùng cái cực vi của tứ đại làm nhân. Song trong tứ đại có cái rất tinh linh hay có duyên lự tức là tâm pháp. Cực vi này tức là vi trần. Ngoại đạo Đồ khôi chấp trời Đại Tự Tại thể là thật, biến, thường hay sanh các pháp. Minh luận sư chấp Đại phạm, thời, phương, bản tế, tự nhiên, hư không, ngã, bảy pháp này là thường trụ, hay sanh tất cả pháp. Đại phạm này tức là sĩ phu vậy. Chỗ chấp của ngoại đạo tuy nhiều không ngoài thường kiến và đoạn kiến. Không phải thường chấp là thường cũng chung thành một đoạn kiến.
Lại nữa, Đại Huệ! Có bảy Chủng tánh tự tánh. Nghĩa là Tập tánh tự tánh, Tánh tự tánh, Tướng tự tánh, Đại chủng tánh tự tánh, Nhân tánh tự tánh, Duyên tánh tự tánh, Thành tánh tự tánh.
Trước nói ngoại đạo dị nhân, đây nói rõ trong dị nhân có bảy thứ lập giáo, trọn chẳng ngoài tứ cú. Nghĩa là tự sanh, tha sanh, cộng sanh và vô nhân sanh. Nhân tánh tự tánh tức là tự sanh. Đại chủng tánh tự tánh, Duyên tánh tự tánh tức là tha sanh. Tập tánh tự tánh, Tướng tánh tự tánh, Thành tánh tự tánh tức là cộng sanh. Tánh tự tánh tức là vô nhân sanh. Luận nói: “Vả lại Số luận chấp ngã là tư, thọ dụng, tát-đỏa, thích-xà, đáp-ma làm thành đại v.v… hai mươi ba pháp.” Tát-đỏa dịch là hữu tình, cũng dịch dõng mãnh. Thích-xà dịch là vi, lại dịch là ngưu mao đầu trần v.v… Đáp-ma dịch là ám (tối). Các nhà tân dịch đều dịch là tham sân si. Do Tự tánh này, hiệp ba việc hay sanh các pháp, nên gọi Tập tánh tự tánh. Lại trong hai mươi lăm đế, thần ngã làm chủ hay sanh các pháp, thường trụ chẳng hoại, nên nói là Tánh tự tánh. Tướng tánh tự tánh là sáu câu của Thắng luận sư. Bởi thật, đức, nghiệp, đại hữu, đồng dị, hòa hợp làm nhân sanh khởi các pháp có tướng. Song trong sáu câu, câu hòa hợp là thành Tánh tự tánh, đây là chấp các pháp hòa hợp làm tác dụng. Về Đại chủng tánh tự tánh, Thuận thế sư nói tứ đại là thường, hay sanh các pháp. Về Nhân tánh tự tánh, Duyên tánh tự tánh thì Thanh luận sư chấp có hai: một là đợi duyên sanh, cho rằng tiếng là nhân sanh các pháp; hai là đợi duyên hiển, cho rằng duyên sanh tiếng làm nhân. Như Lai xét tột cùng chỗ chấp của ngoại đạo, để chứng thành dị nhân. Sau đó mới chỉ ra pháp chánh của Ngài là đệ nhất nghĩa tâm. Do đó mới biện biệt người và ta vậy.
E5- CHỈ CHÁNH NHÂN ĐỂ BIỆN BIỆT TÀ VỌNG.
Lại nữa, Đại Huệ! Có bảy thứ đệ nhất nghĩa. Tức là tâm cảnh giới, tuệ cảnh giới, trí cảnh giới, kiến cảnh giới, siêu nhị kiến cảnh giới, siêu tử địa cảnh giới, Như Lai tự đáo cảnh giới. Đại Huệ! Đây là Tánh tự tánh đệ nhất nghĩa tâm của chư Như Lai Ứng Cúng Đẳng chánh giác ở quá khứ, vị lai, hiện tại. Do Tánh tự tánh đệ nhất nghĩa tâm mà thành tựu được pháp thế gian, xuất thế gian và xuất thế gian thượng thượng của Như Lai. Bởi Thánh tuệ nhãn vào tự tướng cộng tướng dựng lập như, nên chỗ dựng lập không đồng với luận ác kiến của ngoại đạo.
Chân nhân của chánh pháp cũng có bảy thứ sai biệt. Song các thứ cảnh giới đều là đệ nhất nghĩa cảnh giới, không có cái khác của phàm Thánh cạn sâu. Như Lai trong ba đời dùng Thánh tuệ nhãn vào tự tướng cộng tướng chỗ dựng lập đều là như. Như tức là bảy thứ Thật tướng không có phàm Thánh cạn sâu, thảy đồng một vị. Nếu không phải Thánh tuệ nhãn thì đâu thể chứng biết. Tâm cảnh giới, tức là Như Lai tàng chuyển thành tàng thức, cùng với bảy các căn thức trước tất cả tâm vương tâm sở đều là cảnh giới của tâm sở hành. Tuệ cảnh giới chỉ cho Văn, Tư, Tu và các Thiền định tam-muội. Trí là Căn bản trí. Do Căn bản trí phát sanh, nhiên hậu mới thông đạt được Không Như Lai tàng và Bất không Như Lai tàng. Tri kiến như thật là nói cảnh giới nhị kiến. Siêu, tức là siêu nhị kiến này. Bồ-tát đến Thập nhất địa (Đẳng giác) còn có hai cái ngu, qua được nhân vị này mới hết. Như Lai tự đáo cảnh giới, tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mới nói là duy tâm, quên nhân tột quả. Ngoại đạo không biết cảnh giới Tự tâm hiện, ban đầu do bất giác huân biến thành thức, vốn không có Thật thể, vọng cho là thật rồi chấp làm Tự tánh. Nhị thừa chẳng đạt được pháp không, nên kẹt nơi quyền tiểu. Cả thảy trọn ngày ở trong đệ nhất nghĩa mà quên chân theo vọng. Như Lai thương xót những kẻ ngu si này rộng dạy pháp yếu. Tức là đến nơi phàm Thánh duy thức sai biệt, chỉ ra Tự tánh đệ nhất nghĩa tâm của Như Lai. Mở bày cho kẻ phàm ngu thì dùng pháp quyền là tột bảy trở về một, chỉ cho kẻ đại trí thì dùng pháp thật tức bảy tức một. Do đây mà thành tựu pháp thế gian, xuất thế gian thượng thượng. Tất cả Như Lai tự thọ dụng và tha thọ dụng đều do đây dựng lập. Cho nên tuy có tự tướng cộng tướng trọn chẳng ngoài chân nghĩa như thật. Bởi thế, nên cùng với ác kiến của ngoại đạo có khác.
Đại Huệ! Thế nào đồng với ác kiến luận của ngoại đạo? Nghĩa là chẳng thông tự cảnh giới, vọng tưởng kiến chấp, chẳng hiểu biết chừng ngằn Tự tâm hiện ra. Đại Huệ! Phàm phu ngu si đối với tánh, vô tánh, tự tánh, đệ nhất nghĩa mà khởi bàn luận nhị kiến.
Ác kiến của ngoại đạo đều do vọng tưởng, chẳng biết Tự tâm hiện. Cho nên, trọn ngày ở trong đệ nhất nghĩa luống tạo nhị kiến có, không, đây là chỗ không đồng với chánh pháp. Tánh Như Lai tàng thuần nhất chẳng tạp, không có người, pháp nên nói vô tánh. Tánh của vô tánh gọi là tâm đệ nhất nghĩa. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Chẳng biết đệ nhất nghĩa đế, nên gọi là vô minh.” Ở trong vô minh thấy pháp có chừng ngằn, không biết tâm hiện nên chấp có chấp không, lại tăng thêm vọng tưởng. Cho nên nói “tự cảnh giới”. Tự kiến chẳng trừ vọng chấp thành luận. Vì thế văn sau lại chỉ ra lỗi ấy.
E6- BÁC TÀ ĐOẠN CÓ, KHÔNG CỦA NGOẠI ĐẠO.
Lại nữa, Đại Huệ! Vọng tưởng ba cõi khổ được diệt thì vô minh, ái, nghiệp duyên liền diệt. Lúc ấy cảnh huyễn do Tự tâm hiện ra theo đó mà thấy. Nay sẽ nói.
Sắp chỉ ra lỗi vọng chấp có, không, bèn lo cho người mê sâu khó biết; nên bảo hoặc nghiệp khổ hết, mới tin Tự tâm hiện ra đều như cảnh huyễn. Chính là nói tập khí thấy sai kia khó trừ, nên cảnh giới như huyễn chưa dễ gì thấy được. Ba cõi là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Khổ là quả vậy. Khổ quả trong ba cõi là từ vọng tưởng mà sanh, nên nói “vọng tưởng ba cõi khổ”. Vô minh là căn bản vô minh. Ái là tham dục tức là nhuận sanh vô minh. Hai thứ vô minh này hay kết nghiệp nhân trong ba cõi nên nói là hoặc. Do hai thứ hoặc này tạo nghiệp trói buộc sanh tử, nên nói là nghiệp duyên. Ba thứ hoặc, nghiệp, khổ đều duy tâm hiện ra, mà ngoại đạo không thông cảnh giới như huyễn, chấp cho là thật có rồi vọng sanh phân biệt. Hoặc lại khởi hoặc, khổ càng thêm khổ, mắc sâu trong hư vọng không thể tạm bỏ. Vì thế Như Lai trịnh trọng nói đó, rồi sau mới chỉ ra, ý rất là thâm thiết.
Đại Huệ! Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn muốn khiến vô chủng, hữu chủng nhân quả hiện, và sự do thời mà trụ, hoặc duyên ấm, giới, nhập sanh cho là trụ, hoặc nói sanh rồi diệt.
Sa-môn dịch là Cần tức, chỉ cho người xuất gia học đạo gồm cả người theo chánh pháp và tà đạo. Bà-la-môn dịch là Tịnh hạnh, ở Ấn Độ người tại gia hành đạo, tức xứ này là Nho gia vậy. Vô chủng, là không biết chân tướng của tàng thức, chấp bướng vô minh phát nghiệp cho là xưa không nay có. Như chấp minh sơ cho là sanh nhân, thành đại v.v… hai mươi ba quả, có hiện ra như thế. Hữu chủng, là chẳng biết thức lưu chú và tướng đều duy thức hiện, vốn không Thật tánh, vọng chấp tứ đại, vi trần v.v… cho là sanh nhân, thành tất cả quả, có hiện ra như thế. Và chấp sự sanh ra này y nơi thời gian mà trụ, như Tán thời sư chấp thời là thường là nhất là nhân sanh vạn vật. Hoặc nói duyên ấm, giới, nhập sanh cho là trụ, đây là chấp ngũ uẩn thật ngã thật pháp, đồng với hữu chủng. Hoặc nói sanh rồi lại diệt, đồng với vô chủng.
Đại Huệ! Kia hoặc chấp tương tục, hoặc sự, hoặc sanh, hoặc hữu, hoặc Niết-bàn, hoặc đạo, hoặc nghiệp, hoặc quả, hoặc đế, đều là luận phá hoại đoạn diệt. Vì cớ sao? Vì lời chấp này hiện tiền không thể được, và sẽ vô phần đối với chỗ thấy cứu kính. Đại Huệ! Thí như cái bình bể không thể làm được việc của cái bình, cũng như hạt giống bị cháy không thể làm được việc nảy mầm.
Tương tục tức là lưu chú. Sự tức là tướng. Nhân duyên hòa hợp gọi là sanh, nhân duyên chia lìa gọi là diệt. Nhân quả hiện tại gọi là hữu. Sanh diệt đã diệt gọi là Niết-bàn. Siêu tình tuyệt trí gọi là đạo. Y lý thành hạnh gọi là nghiệp. Việc làm đã xong gọi là quả. Đệ nhất nghĩa được thành gọi là đế. Từ tương tục đến hữu thuộc về pháp thế gian. Từ Niết-bàn đến đế thuộc về pháp xuất thế gian. Ngoại đạo không biết Tự tâm hiện ra, huyễn vọng không thật, mà lấy huyễn vọng hiện tiền chấp là nhân tướng, hoặc là quả tướng. Không những pháp thế gian sanh diệt, mà pháp xuất thế gian vô sanh diệt, vọng chấp là có, vọng chấp là không, trọn trở về chỗ tiêu diệt. Nên nói “không thể được”. Không đạt được sanh tướng của vô minh, nên Tự thể của Chân như chẳng phải chỗ thấy của họ. Nên nói “vô phần đối với chỗ thấy cứu kính”. Bởi mê bản giác nên sanh diệt rõ ràng, chẳng liễu được việc trước mắt nên có, không đều vọng. Thế nên, Thế Tôn chỉ họ là phá hoại đoạn diệt. Dụ như bình bể chẳng làm được việc cái bình, hạt giống cháy không làm được việc nảy mầm. Nghĩa là không phải nhân chân, ắt không có quả chân.
Như thế, Đại Huệ! Nếu tánh ấm, giới, nhập đã diệt, hiện diệt và sẽ diệt thì, Tự tâm vọng tưởng thấy vô nhân, kia không thứ lớp sanh.
Đây quả là luận đoạn diệt, vì chẳng biết lưu chú sanh nhân. Thứ lớp là lưu chú tương tục. Ấm, giới, nhập tuy diệt mà vẫn còn tương tục. Cái sanh nhân tương tục này là do mê chân nên khởi, căn trần theo đó mà hiện. Căn trần tuy diệt mà tương tục chẳng diệt. Tương tục lại diệt mà thể tương tục chẳng diệt. Nghĩa là chỉ nghiệp tướng diệt mà tự chân tướng chẳng diệt. Nay ngoại đạo bảo tánh ấm, giới, nhập đã diệt, hiện diệt và sẽ diệt, chính là tự vọng tưởng chấp cho là ấm, giới, nhập chẳng phải từ mê mà có, luống thấy nó tự sanh tự diệt, bèn thành vô nhân. Cho nên biết, chẳng rõ lưu chú sanh nhân thì, chẳng những thấy sanh nghi là thật sanh, thấy diệt cũng nghi là thật diệt. Nghi thật sanh thì không thông cái gốc mê Chân như mà khởi. Nghi thật diệt thì chẳng rõ cái thể Tự tánh vô sanh. Hai cái chấp có, không này đều là đoạn diệt.
Đại Huệ! Nếu lại nói vô chủng hữu chủng, thức do ba duyên hợp mà sanh thì, rùa ưng sanh lông, cát nên ép ra dầu. Tông họ ắt phải hoại, vì trái với nghĩa quyết định. Về thuyết hữu chủng vô chủng có lỗi như thế. Nếu có tạo sự nghiệp gì thảy đều không, vô nghĩa.
Vọng chấp ba duyên hợp mà sanh vẫn mê yếu chỉ nội thức biến, in tuồng như có. Tất cả căn trần đều do nội thức biến dường như hiện tiền, duyên hợp chẳng phải không, do mê khởi chẳng phải có, vốn là lý vô sanh, lầm chấp là nhân tướng. Ấy là rùa không có nhân lông mà sanh lông, cát không có nhân dầu mà sanh dầu. Trái với nghĩa quyết định, tông kia có lỗi như thế. Đâu có không nhân mà hay có quả. Thế là tạo tác sự nghiệp thảy đều không, vô nghĩa.
Đại Huệ! Các ngoại đạo kia nói có ba duyên hợp lại mà sanh, tạo ra phương tiện tự tướng nhân quả, quá khứ, hiện tại, vị lai tướng hữu chủng vô chủng từ xưa đến nay thành việc truyền thừa nhau. Thành tập khí giác tưởng chuyển tự thấy sai, nên nói như thế. Thế nên, Đại Huệ! Phàm phu ngu si bị ác kiến nuốt sống, tà khúc làm mê say, không trí dối xưng nhất thiết trí.
Ba duyên hợp mà sanh, Thế Tôn cũng thường bảo nhân quả thế gian có tự tướng phương tiện như thế. Đây do tự mê chân mà nói, không nên chấp nó làm nhân tướng quyết định có hay không. Ngoại đạo vọng chấp có, không, tột tám muôn kiếp là không biết, bèn chấp ba duyên sanh tạm hiện. Lầm cái nhân mê mà khởi trong ba đời, thành cái tập giác tưởng thấy sai. Từ trước đến nay thành việc truyền thừa nhau, người đời không biết lầm cho là người trí nói. Vì thế, đức Thế Tôn lại bài xích đó, để chỉ bày cho thiên hạ muôn đời vậy. Phương tiện, là phương tiện duyên sanh. Phương tiện tạo ra, trông vào vô minh cho là quả tướng, trông vào nghiệp hệ cho là nhân tướng. Nhân quả thế gian do mê mà sanh, chấp mê mà khởi kiến, bám vào đó làm định luận, làm nghi ngờ kẻ mới học gây tai hại không phải nhỏ.
E7- CHỈ BÀY LÌA VỌNG ĐƯỢC CHỨNG.
Đại Huệ! Nếu các Sa-môn và Bà-la-môn thấy (các pháp) lìa chấp Tự tánh, như mây nổi, vòng lửa, thành Càn-thát-bà, không sanh, huyễn, sóng nắng, trăng đáy nước và mộng, trong ngoài đều do tâm hiện. Vọng tưởng hư ngụy từ vô thủy chẳng lìa Tự tâm. Nhân duyên vọng tưởng diệt hết thì lìa vọng tưởng năng thuyết sở thuyết, năng quán sở quán, thọ dụng, kiến lập thân đều là tàng thức. Nơi cảnh giới thức thì năng nhiếp thọ và sở nhiếp thọ đều chẳng tương ưng. Cảnh giới không thật có, lìa sanh, trụ, diệt, Tự tâm sanh khởi theo, vào chỗ phân biệt.
Đại Huệ! Bồ-tát kia chẳng bao lâu sẽ được xem thấy sanh tử và Niết-bàn là bình đẳng, được đại bi xảo phương tiện và vô khai phát phương tiện. Đại Huệ! Kia đối với tất cả chúng sanh giới thảy đều xem như huyễn chẳng cần nhân duyên, xa lìa cảnh giới trong ngoài, ngoài tâm không còn thấy gì khác, thứ lớp tùy vào chỗ vô tướng, thứ lớp tùy vào từ địa này đến địa kia, cảnh giới tam-muội.
Chẳng đạt được do mê khởi nên vọng thấy có pháp sanh. Đạt được vọng vốn là hư dối thì xem đồng với huyễn hóa. Nếu cái sai biệt bất giác liền không thì, trí bi thuận tánh vô ngại. Đây là lập bày chánh kiến tu hành, sở dĩ khác với ngoại đạo tà chấp. Nghĩa là Sa-môn Bà-la-môn nếu hay đổi mê thành ngộ thấy tất cả pháp đều không Tự tánh, như mây nổi v.v… không có sanh diệt, đã có tất cả tâm tướng trong ngoài chỉ bởi bất giác hư vọng từ vô thủy, toàn thể đều là tâm, không có phân biệt. Khởi quán như thế rồi thì tất cả tâm cảnh phân biệt liền dứt, tất cả ngôn thuyết phân biệt cũng dứt. Quán căn thân khí giới hiện tiền đều là tàng thức biến hiện. Liền đó cùng với năng thủ sở thủ cả hai đều không tương ưng, không còn tất cả cảnh giới sanh diệt. Về sau mới từ Tự tâm hiện lượng mà khởi các phân biệt. Do đó Bồ-tát này chẳng bao lâu được sanh tử Niết-bàn cả hai đều bình đẳng, có lập ra phương tiện đều là vô công dụng. Quán chúng sanh giới duyên khởi là vô sanh, xa lìa tâm cảnh trong ngoài, không thấy có pháp gì ngoài tâm. Vào được Sơ địa vô phân biệt trí, do đây từ một địa đến một địa, các thứ thiền tam-muội thứ lớp được chứng nhập.
Hiểu tam giới như huyễn, phân biệt quán sát sẽ được như huyễn tam-muội. Qua Tự tâm hiện không chỗ có, được trụ Bát-nhã ba-la-mật. Xả bỏ sanh kia tạo ra phương tiện vào Kim cang dụ tam-ma-đề (chánh định), tùy vào thân Như Lai, tùy vào như như có biến hóa, thần thông tự tại, từ bi phương tiện đầy đủ trang nghiêm. Bình đẳng vào tất cả cõi Phật, vào chỗ ngoại đạo, lìa tâm, ý và ý thức. Bồ-tát này thứ lớp chuyển thân liền được thân Như Lai.
Đây là tướng từ Bát địa đến Thập địa. Bát địa đoạn câu sanh ngã chấp hết, chứng vô công dụng đạo, việc làm đều dứt. Muời phương chư Phật đồng thanh khuyến phát, mới dùng như huyễn quán mà quán tam giới như huyễn, được như huyễn tam-muội. Qua được Tự tâm hiện không chỗ có. Tự tâm hiện không chỗ có tức là vô công dụng đạo, chính là hành tướng của Bát địa, đến đây mới được vượt qua. Đến Cửu địa mới hay thuyết pháp lợi sanh. Đến Thập địa mới hay phân thân mười phương kính thờ chư Phật. Nói là được vô ngại Bát-nhã ba-la-mật. “Sanh kia” là chỉ cho sanh tướng vô minh. Từ Thập địa về sau dùng trí lực phương tiện của Kim cang dụ định mà đoạn sanh tướng vô minh, chứng Pháp thân Như Lai Chân như thường trụ, tự nhiên có bất tư nghì nghiệp dụng, đầy đủ phương tiện, đầy đủ trang nghiêm, vào khắp tất cả cõi Phật và vào chỗ ngoại đạo. Nên nói “trên cùng mười phương chư Phật đồng một từ lực, dưới cùng lục đạo chúng sanh đồng một bi ngưỡng”. Đến đây mới gọi lìa tâm, ý, thức được quả phương tiện nhị chuyển y. Bồ-tát này chóng ngộ được tự lý, trừ sạch nghiệp lưu cả hai đều thù thắng. Cho nên nói “thứ lớp được”.
Đại Huệ! Thế nên muốn được thân tùy nhập của Như Lai phải xa lìa ấm, giới, nhập, tâm nhân duyên, tạo ra phương tiện, sanh trụ diệt vọng tưởng hư dối. Chỉ có tâm thẳng tiến, quán sát lỗi hư ngụy từ vô thủy, nhân tập khí vọng tưởng. Suy nghĩ ba cõi không thật có, được Phật địa vô sanh, đến tự giác thánh thú, Tự tâm tự tại, đến vô khai phát hạnh, như hạt châu ma-ni tùy theo các sắc. Tùy nhập tâm vi tế của chúng sanh dùng Hóa thân tùy tâm lượng mà độ. Các địa thứ lớp tiếp nối dựng lập. Thế nên, Đại Huệ! Tự tất-đàn là thiện phải nên tu học.
Đây là kết luận chỉ lại phương tiện tu hành. Câu tâm nhân duyên, tâm là thức tâm, nhân duyên là các thức hai loại sanh. Nghĩa là ấm giới nhập các tâm nhân duyên, khởi ra phương tiện, tất cả sanh diệt phân biệt hư dối, nên phải xa lìa. Đã xa lìa rồi phải trụ nơi duy tâm, lại không có lối tẽ. Thẳng tiến là nói không có lối tẽ. Tức là dùng tâm này quán sát lỗi vô minh phát nghiệp, cùng phân biệt nhân, pháp, tất cả tập khí, khởi ra nhân tướng. Suy xét tam giới như huyễn, đạt đến Phật địa vô sanh, đến tự giác thánh trí, được tâm tự tại, vô công dụng hạnh. Như hạt châu ma-ni tùy các sắc, tùy nhập tâm chúng sanh dùng Hóa thân tùy chỗ thọ nhận của tâm lượng chúng sanh mà vì họ hóa độ, y các địa phương tiện dựng lập. Tự tất-đàn này phải nên tu học. Tất-đàn là pháp thí. Tóm đó, phương tiện tu hành trước phải phát minh hai thứ sanh diệt đều do bất giác từ vô thủy, bèn thành hư dối, trụ nơi duy tâm, liền trừ được tập khí đã khởi và hai cái chướng nhân pháp, mới biết ba cõi vốn là không, liền đó được vô sanh chẳng do công dụng.

D2([1])NÓI RỘNG BỜ MÉ CỨU KÍNH CỦA TÁM THỨC ĐỂ PHÂN BIỆT THỨC VÀ TRÍ.

Có sáu phần:
E1- ĐẠI HUỆ THƯA HỎI.
Khi ấy, Bồ-tát Đại Huệ lại bạch Phật: Thế Tôn nói tướng tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh, việc sở hành của tất cả chư Phật, Bồ-tát cảnh giới sở duyên chẳng hòa hợp do Tự tâm hiện v.v… Hiển bày tất cả (Phật) thuyết thành tướng chân thật, tất cả Phật nói tâm. Vì các đại Bồ-tát ở trên núi Ma-la-da nằm trong biển thuộc nước Lăng-già nói “Như Lai khen ngợi biển sóng tàng thức cảnh giới Pháp thân”.
Ở trước đã phát minh tàng thức và chuyển thức y nơi bất giác chẳng đồng với dị nhân của ngoại đạo, vì tất cả Bồ-tát dựng lập lý duy tâm để khởi phương tiện tu hành. Đây lại hỏi tâm, ý, thức, năm pháp, tự tánh là ý ở chỗ nói rộng về sanh nhân của tám thức, để hiển bày một tâm chuyển biến thành tướng khác và chẳng khác, thành tựu biển sóng tàng thức cảnh giới Pháp thân. Câu tất cả chư Phật nói v.v… nghĩa là sở hành thánh trí của chư Phật Bồ-tát lìa tất cả tâm cảnh hiển bày chân thật, đây là chư Phật dạy tâm vậy. Biển sóng tàng thức cảnh giới Pháp thân, là hiện lượng của Tự tâm toàn vọng toàn chân, chẳng phải chỗ suy nghĩ biết được. Năm pháp là danh, tướng, vọng tưởng, chánh trí, như như. Ba tự tánh là Biến kế chấp, Y tha khởi, Viên thành thật. Năm pháp, ba tự tánh này ở trong tâm, ý, ý thức y theo mê ngộ mà chuyển biến. Mê thì chánh trí trở thành vọng tưởng, như như chuyển làm danh tướng, viên thành lầm làm biến kế và y tha. Ngộ thì danh tướng tức là như như, vọng tưởng lại thành chánh trí, biến kế, y tha chuyển hiện viên thành. Trong khoảng sát-na chân vọng lẫn hiển, danh khác mà thể đồng.
E2- PHÂN BIỆT NHÂN DUYÊN BẤT GIÁC CỦA TÁM THỨC.
Khi ấy, Thế Tôn bảo Bồ-tát Đại Huệ: Vì có bốn nhân duyên nên nhãn thức chuyển. Thế nào là bốn? Nghĩa là: 1) Tự tâm hiện nhiếp thọ bất giác, 2) Lỗi hư ngụy từ vô thủy do tập khí chấp trước sắc, 3) Thức tánh tự tánh, 4) Muốn thấy các thứ sắc tướng. Này Đại Huệ! Đó gọi là bốn thứ nhân duyên, dòng nước tàng thức và sóng chuyển thức sanh.
Đây là nói chung sanh nhân của tám thứ thức. Bốn thứ nhân duyên chung làm cho tám thức sanh khởi. Song nhân thứ nhất riêng chỉ bất giác làm nghĩa nhân duyên của tàng thức để rõ thức chẳng rời tâm. Chỉ vì bất giác liền thành thức tướng, nên nói dòng nước tàng thức và sóng chuyển thức sanh. Nước là dụ cho tâm. Dòng nước sóng mòi dụ cho tàng thức, chuyển thức. Tự tâm là Như Lai tàng tâm. Như Lai tàng tâm bởi bất giác nên hiện nhiếp thọ. Nhiếp thọ là kiến phần và tướng phần. Kiến phần là năng nhiếp, tướng phần là sở nhiếp. Nếu chẳng phải bất giác, thì tâm có lỗi sanh ra thức. Hư ngụy từ vô thủy tức là cái sở hiện của bất giác. Do bất giác hiện nên biến giống như trần cảnh bèn thành tập khí sắc v.v… Thức có công năng liễu biệt sự vật, sẵn có tánh phân biệt nên gọi là Tự tánh của thức. Muốn thấy tức là tác ý. Nên nói: “Phù căn tứ trần rong ruổi theo sắc.”
Này Đại Huệ! Như nhãn thức sanh, tất cả các căn, vi trần, lỗ chân lông đồng sanh. Theo thứ lớp cảnh giới sanh, cũng lại như thế. Thí như gương sáng hiện hình các sắc. Đại Huệ! Ví như gió lớn thổi nước biển cả.
Đây là nói tám thức chóng sanh và thứ lớp sanh. Đồng sanh là chóng sanh. Thứ lớp là thứ lớp sanh. Các căn, lỗ chân lông thuộc về căn. Vi trần thuộc về trần. Như nhãn thức là lấy nhãn thức lệ cho các thức. Các thức mỗi cái chia ra chóng và thứ lớp đều y căn trần mà có thức hiện, nên nói “cũng lại như thế”. Xét trực tiếp hai thí dụ ở dưới, tự biết ý chỉ của dụ. Chóng, như một thức chóng duyên nhiều cảnh, hoặc các cảnh đồng đủ các thức chóng sanh. Thứ lớp, như một thức lần lượt duyên các cảnh, hoặc các cảnh trước sau, các thức lần lượt sanh. Lại năm thức trước có thể nói năm trần đồng đủ đồng thời chóng sanh. Nếu về ý thức năm trần đối hiện chỉ có theo thứ lớp mà duyên. Năm thức trước gồm chóng và thứ lớp, còn ý thức chỉ thứ lớp không có chóng. Song nói chung lại đều y căn trần dẫn phát, thức thể tùy đó mà hiện. Thức thể là chân tướng của tàng thức. Cho nên, dùng gương và biển dụ cho thức thể, sắc và gió dụ cho căn trần. Sắc và gió vốn tự không biết, gương và biển y nhiên trong sáng. Chỉ vì bất giác bèn thấy sai biệt. Mới biết hiện lượng của năm thức cùng thức thứ tám đồng công năng. Tuy hiện lúc giao tiếp với căn trần mà không có phân biệt chia chẻ, sẵn vậy không thiếu. Chỉ tại khi mê trong khoảng sát-na trôi vào đất ý, chớp mắt lầm qua liền không còn hiện lượng.
Gió cảnh giới bên ngoài trôi giạt biển tâm, sóng thức không dừng. Nhân và tướng sở tác có khác cùng chẳng khác. Hiệp với nghiệp sanh tướng vào sâu trong chấp trước, không thể rõ biết tự tánh sắc v.v… nên năm thức thân theo đó mà chuyển. Này Đại Huệ! Liền đó ý thức cùng năm thức thân chung khởi. Do biết tướng phần đoạn sai biệt, chính là nhân của ý thức.
Đây nói tám thức lại lẫn nhau làm nhân. Chẳng phải một chẳng phải khác, đều do phát nghiệp mà có sai biệt. Biển tâm là tàng thức. Gió cảnh giới bên ngoài chỉ cho sáu trần. Sóng thức là bảy thức. Do gió cảnh sáu trần trôi giạt biển tâm khiến sóng mòi bảy thức không dừng, mà nhân và tướng sở tác chẳng phải khác chẳng phải chẳng khác. Nhân là chỉ chân thức. Tướng sở tác tức chỉ tàng thức và chuyển thức. Nghĩa là đồng một Chân tánh nên chẳng phải khác. Mỗi thức có cảnh riêng của nó nên chẳng phải chẳng khác. Song đều do bất giác phát nghiệp, một lúc các thức hiệp với phát nghiệp sanh tướng này vào sâu trong chấp trước, không thể rõ biết tự tánh sắc v.v… nên năm thức thân chuyển. Tự tánh sắc v.v… là do nội thức biến hiện làm tánh sắc v.v… dường như có hiện tiền, mà thật không có vậy. Ý thức cùng năm thức thân chung khởi, là khi năm thức khởi đồng thời ý thức chung khởi. Nhân phần đoạn sai biệt nên sanh phân biệt, ý thức này lại lấy năm thức làm nhân. Mới biết do bất giác Như Lai tàng nên vọng động thành nghiệp mà khởi ra kiến phần tướng phần. Kiến và tướng phần ấy là sanh tướng của nghiệp. Nhân kiến nên hiện tướng mà thành căn và cảnh. Lại do căn cảnh sanh thức mà khởi ra phân chia. Biển và sóng vốn đồng, gió cảnh nào khác, chỉ rõ được bất giác thì Nghiệp tướng tự dừng, trọn không còn gì chỉ bày vậy.
Thân kia chuyển, kia chẳng khởi nghĩ là ta lần lượt làm nhân nhau. Tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước chuyển, mà mỗi mỗi hoại tướng kia đều chuyển. Phân biệt cảnh giới phần đoạn sai biệt, gọi kia chuyển.
Đoạn này nói tám thứ thức liền đó vô sanh, bất biến mà tùy duyên, tùy duyên mà bất biến. Thân kia, là chỉ chung cho tám thứ thức. Tám thứ thức này lần lượt làm nhân nhau mà chẳng khởi nghĩ, là nói nó không tự tánh. Bởi không tự tánh nên tuy vọng khởi chấp trước mỗi thức liễu biệt cảnh của nó, mà tâm chẳng biết nghiệp, nghiệp chẳng biết tâm, thể hiện thời lặng lẽ, tướng sai biệt liền hết. Nên nói “Tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước chuyển, mà mỗi mỗi hoại tướng kia đều chuyển”. Bản đời Đường dịch hoại tướng là vô sai biệt tướng. Chính do tướng sai biệt, ngay nơi đó mà phát sanh, rồi theo nơi đó mà diệt hết, nên vô sai biệt tướng cũng luôn luôn hiện tiền. Chỉ vì bất giác nên đối với phần đoạn sai biệt mỗi thức vẫn liễu biệt cảnh của nó.
E3- TỘT TÀNG THỨC LÀ BỜ MÉ CỨU KÍNH.
Như người tu hành nhập thiền tam-muội, tập khí vi tế chuyển mà không hiểu biết, lại khởi nghĩ rằng: Thức diệt nhiên hậu nhập thiền chánh định. Song thật thức chẳng phải diệt mà nhập chánh định vì chủng tử tập khí chẳng diệt nên chẳng diệt. Bởi cảnh giới chuyển nhiếp thọ chẳng đủ nên diệt. Đại Huệ! Như thế là tàng thức vi tế đến bờ mé cứu kính. Trừ chư Phật và hàng Bồ-tát trụ địa, các bậc Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo tu hành được sức trí tuệ tam-muội, tất cả không thể tính lường rành rõ.
Về lưu chú sanh diệt của tám thức không phải hàng diệt thọ định mà hay rành rõ. Cảnh giới vốn là rỗng thì nhiếp thọ cũng dối. Định cùng với loạn, động cùng với lặng đều thuộc phân biệt trở về bờ mé của thức. Nên nói “chẳng biết sanh nhân của thức lưu chú, bỏ sanh tìm diệt thảy đều ở trong mê”.
E4- HIỂN HIỆN LƯỢNG CỦA TỰ TÂM LÌA VỌNG CHÂN THẬT.
Tướng các địa trí tuệ thiện xảo phương tiện phân biệt quyết đoán cú nghĩa, thiện căn tối thắng vô biên đã thành thục, lìa vọng tưởng hư ngụy của Tự tâm hiện, ngồi yên nơi rừng núi tu bậc hạ trung thượng hay thấy vọng tưởng lưu chú của Tự tâm. Ở trong vô lượng cõi nước chư Phật được quán đảnh, được sức tự tại thần thông tam-muội, các thiện tri thức Phật tử làm quyến thuộc. Những vị ấy tâm, ý, ý thức, tự tánh cảnh giới, tưởng hư vọng do Tự tâm hiện ra, biển hữu sanh tử nghiệp ái và vô tri, những nhân như thế đều đã vượt qua. Thế nên, Đại Huệ! Những người tu hành nên phải gần gũi hàng tri thức tối thắng.
Đây nói muốn cùng tột bờ mé của tàng thức thì phải đạt được Tự tâm. Dùng sức trí tuệ của Tự tâm phương tiện rõ biết tất cả nghĩa cú. Cho nên hay lìa vọng tưởng hư ngụy của Tự tâm hiện ra. Hay lìa vọng tưởng hư ngụy mới biết lưu chú của Tự tâm đều do bất giác. Nếu thấu rõ được bất giác thì giác được Tự tâm. Chẳng theo cảnh giới dời đổi của mê tình thì tự nhiên an trụ biển tâm. Lặng lẽ thầm thông được Phật nhiếp thọ đồng với Phật tử (Bồ-tát) trụ, lẽ ấy như thế. Những vị ấy tâm, ý, ý thức, tự tánh cảnh giới, tưởng hư vọng do Tự tâm hiện ra, nghĩa là tưởng hư vọng do tâm hiện ra đều là tự tánh cảnh giới, liễu đạt tự tánh thảy không sai biệt, thì tất cả nghiệp hoặc sanh tử, khi mê dường như cảnh mộng hiện, khi giác đồng cảnh mộng mất, chẳng cần chuyển biến, bỗng nhiên siêu việt. Cho nên biết bậc đại Bồ-tát chẳng thấy có một pháp là thân hay là nghiệp và cùng chủ hay lìa, mà cũng có lìa. Chẳng đồng với Nhị thừa thấy thật có nghiệp hoặc sanh tử là tướng nên lìa. Lại chẳng đồng tà ngoại cho là tất cả không thật có, mà chẳng cần lìa. Đây là không phải hàng tri thức tối thắng thì không thể thấu suốt. Là yếu chỉ duy có chân thức lại không có các thức khác, nên Phật dạy phải nên gần gũi. Biển hữu sanh tử, nghĩa là nghiệp khổ sanh tử. Nghiệp ái và vô tri, chữ nghiệp là phát nghiệp tức căn bản vô minh; ái là ái dục tức chi nhuận vô minh; vô tri là vô minh.
E5- TỤNG PHÂN BIỆT TÁM THỨC ĐỂ KHỞI TỰ NGỘ.
Khi ấy, Thế Tôn muốn trùng tuyên nghĩa này, nói kệ rằng:
Ví như sóng biển cả
Đây do gió mạnh thổi
Sóng to vỗ biển rộng
Không có khi đoạn dứt
Biển tàng thức thường trụ
Gió cảnh giới nổi dậy
Lớp lớp các sóng thức
Ào ạt mà chuyển sanh.
Đây là tụng chung nhân duyên của tàng thức và chuyển thức. Dùng biển cả để dụ cho tàng thức, gió mạnh dụ cho cảnh giới lục trần, sóng mòi dụ cho chuyển thức. Tàng thức là nhân, trần cảnh làm duyên, mà bảy thức thân chuyển.
Các thứ sắc xanh đỏ
Kha, sữa và đường phèn
Vị lạt, các hoa quả
Nhật, nguyệt cùng ánh sáng.
Chẳng khác không chẳng khác
Nước biển nổi sóng mòi
Bảy thức cũng như vậy
Tâm cùng hòa hợp sanh.
Đoạn tụng này lại dùng năm trần sắc v.v… chẳng khác chẳng phải chẳng khác, một lần nữa để nói chuyển thức cũng chẳng khác chẳng phải chẳng khác. Xanh đỏ thuộc về sắc trần. Kha bối thuộc thanh trần. Sữa, đường, muối, vị lạt thuộc vị trần. Hoa thuộc hương trần. Quả thuộc xúc trần. Năm trần này đều do nội thức hiện ra. Như nhật nguyệt cùng ánh sáng chẳng khác, chẳng phải chẳng khác, để dụ chuyển thức với tàng thức. Lại như nước biển cùng sóng mòi chẳng khác chẳng phải chẳng khác.
Ví như nước biển đổi
Lớp lớp sóng mòi chuyển.
Bảy thức cũng như vậy
Tâm cùng hòa hợp sanh.
Là chỗ tàng thức kia
Bao nhiêu các thức chuyển
Là do ý thức kia
Suy nghĩ nghĩa các tướng.
Tướng chẳng hoại có tám
Vô tướng cũng vô tướng
Ví như biển sóng mòi
Thế là không sai biệt.
Các thức tâm như thế
Khác cũng không thể được.
Đoạn tụng này, bốn câu đầu lặp lại dụ nước biển và sóng mòi để dụ cho tàng thức và chuyển thức họp lại sanh. Dẫn khởi hai câu dưới trở về gốc tàng thức có bao nhiêu các thức chuyển. Tám câu sau nói cũng không có tướng của các thức chuyển có thể được, chỉ do ý thức suy nghĩ chẳng hoại giả danh bèn có tám. Chương sanh diệt trước nói “hiện thức và phân biệt sự thức hai tướng hoại và chẳng hoại lần lượt làm nhân”. Bởi vì tàng thức, chuyển thức đều có hai tướng hoại và chẳng hoại. Nghĩa là chỉ Nghiệp tướng hoại mà tự chân tướng chẳng hoại. Đoạn văn trường hàng của chương này nói “mỗi mỗi hoại tướng kia đồng chuyển”. Trong bài tụng nói “tướng chẳng hoại có tám” là chỉ chung các thức khi mê chân mà chuyển, cả thể toàn chân. Toàn thể không sai biệt nên nói “chẳng hoại”. Vì mê chân sai biệt khởi nên nói “hoại”. Người xét thấu chỗ hỗ dụng này thì có thể khởi ngộ. Đã mê chân mà khởi sai biệt, ví như con mắt nhìn lâu thấy hoa đốm, ở trong đó cũng không có tướng năng tướng sở, cho nên nói “không tướng cũng không tướng”. Lại dùng nước biển cùng sóng mòi đồng một tánh nước, không có sai biệt, để thấu rõ các thức đồng một tánh chân, cũng không có đồng và khác. Mê thì chạy theo tướng thức, ngộ thì thấu suốt được thể vọng.
Tâm tên gom góp nghiệp
Ý tên rộng gom góp
Các thức, thức sở thức
Cảnh hiện thấy nói năm.
Đây lại đến tám thứ thức, mỗi thức rõ tự cảnh để thấy đồng thể không khác, chỉ có tên khác thôi. Thức thứ tám tên tâm, vì hay chịu huân tập, hay chứa các chủng tử, nên nói “gom góp nghiệp”. Thức thứ bảy hằng xét nét suy nghĩ nhân pháp ở bên trong của nó, gọi là ý; gìn giữ hai cái chấp này rộng tạo nghiệp nhân, lại huân tàng thức, chẳng được thanh tịnh, nên nói “rộng gom góp”. Sáu thức sau đều gọi là thức, do phân biệt năm trần quá khứ hiện tại, thông cả ba lượng nên gọi ý thức; đối cảnh hiện tiền hay hiện năm trần gọi là năm thức.
Bồ-tát Đại Huệ dùng kệ hỏi Phật:
Xanh đỏ các sắc tượng
Chúng sanh phát các thức
Các thứ pháp như sóng
Thế nào cúi xin nói?
Ngài Đại Huệ sợ e chúng sanh chẳng rõ được trần cảnh hiện tiền là nội thức biến hiện chẳng phải có, bảy chuyển thức vì mê tàng thức mà sanh chẳng phải không. Cho nên dùng sắc hiện có năng phát, như xanh đỏ v.v… thức hiện có sở phát, như biển, sóng v.v… thì năng, sở mỗi thứ khác, mà nói chẳng khác chẳng phải chẳng khác, vô tướng cũng vô tướng đó là sao? Bởi Ngài muốn Thế Tôn phát minh năng sở đều duy thức hiện, không riêng có vậy.
Thế Tôn dùng kệ đáp rằng:
Xanh đỏ các tạp sắc
Sóng mòi đều không có
Gom góp nghiệp nói tâm
Khai ngộ các phàm phu
Nghiệp kia thảy không có
Tự tâm sở nhiếp ly.
Sở nhiếp không sở nhiếp
Cùng sóng mòi kia đồng.
Thọ dụng kiến lập thân
Là hiện thức chúng sanh.
Nơi kia hiện các nghiệp
Thí như nước, sóng mòi.
Đoạn tụng này nói năng, sở, tâm, cảnh đều duy thức hiện. Xanh đỏ dụ tất cả sắc, sóng mòi dụ tất cả thức, đều không, chẳng thật có. Chẳng thật có mà nói “gom góp nghiệp nói tâm”, là muốn khiến phàm phu biết tất cả nghiệp quả duy tâm tạo ra. Cho nên nói “gom góp nghiệp nói tâm” là để khai ngộ các phàm phu. Song nghiệp gom góp cũng không thể được, nên nói “nghiệp kia thảy không có”. Do Tự tâm bất giác vọng có cảnh sở nhiếp, như con mắt bệnh thấy hoa đốm trong hư không. Hoa này cùng con mắt vốn chẳng đến nhau nên nói “Tự tâm sở nhiếp ly”. Không hoa sở nhiếp đã ly thì con mắt bệnh năng nhiếp cũng vốn không có, như sóng mòi kia, toàn sóng là nước, nên nói “sở nhiếp không sở nhiếp, cùng sóng mòi kia đồng”. Hiện tiền thân căn và khí giới đều duy thức hiện. Thức năng hiện cùng thân căn khí giới sở hiện vẫn như sóng với nước không có một, hai.
Bồ-tát Đại Huệ lại nói kệ hỏi:
Tánh biển cả sóng mòi
Nổi dậy khá phân biệt
Tàng cùng nghiệp như thế
Cớ sao chẳng hiểu biết?
Bài tụng này nói biển cùng sóng mòi thì phân biệt có thể thấy, mà dụ cho tàng thức cùng nghiệp khó có thể hiểu biết. Chữ nghiệp là chuyển thức.
Thế Tôn dùng kệ đáp:
Phàm phu không trí tuệ
Tàng thức như biển cả
Nghiệp tướng ví sóng mòi
Y dụ kia so hiểu.
Phàm phu vô trí không thể nói thẳng, nên thí dụ tàng và chuyển, mong họ tự giác, đây không thể chỉ ra cái chân thật. Thế nên văn sau có câu hỏi, sao chẳng nói thật.
Bồ-tát Đại Huệ lại nói kệ hỏi:
Mặt trời sáng đồng chiếu
Chúng sanh hạ trung thượng
Như Lai chiếu thế gian
Vì ngu nói chân thật
Đã phân bộ các pháp
Cớ sao chẳng nói thật?
Đây nói Như Lai vì chúng sanh khai thị ngộ nhập Tri kiến Phật mà xuất hiện trong đời, chẳng chịu chỉ thẳng chân thật, chỉ phân bộ các pháp, ấy là ý chỉ gì? Phân bộ là phân chín bộ, mười hai bộ. Đâu biết rằng Như Lai nói ra ba thừa năm thừa đều vì đệ nhất nghĩa đế. Chúng sanh vô trí không thể chỉ thẳng mà chỉ quanh co, vốn không có ý chỉ khác, cần đợi thời tiết vậy. Văn sau đặc biệt nói ý này.
Thế Tôn dùng kệ đáp:
Nếu nói chân thật đó
Tâm kia không chân thật
Thí như biển sóng mòi
Bóng trong gương và mộng
Tất cả đồng thời hiện
Tâm cảnh giới cũng thế.
Vì cảnh giới chẳng đủ
Thứ lớp nghiệp chuyển sanh
Thức ấy thức, sở thức
Ý ấy ý vị nhiên.
Năm thức do hiển hiện
Không có định thứ lớp
Thí như ông thợ vẽ
Và học trò thợ vẽ.
Vải, màu vẽ các hình
Ta nói cũng như thế,
Màu sắc vốn không nét
Chẳng viết cũng chẳng lụa
Vì vui chúng sanh nên
Hòa lẫn vẽ các hình.
Như Lai chẳng nói chân thật, bởi tâm chúng sanh chẳng chân thật. Nghĩa là có mà chẳng thấy tức đồng với không. Nếu muốn chỉ điểm hiện lượng trước mắt thì chẳng phải tâm chẳng phải thức, như đem năm màu chỉ cho những người mù. Vì thế, Như Lai nơi phi tâm mà chỉ là tâm, nên thí dụ biển, gương; nơi phi thức mà chỉ là thức, nên thí dụ sóng mòi của biển, hình bóng của gương, cùng việc trong mộng. Nghĩa là thức thứ tám chuyển sanh các thức đồng thời chóng hiện. Bảy chuyển thức nương cảnh mới hiện, cảnh giới chẳng đủ thì thứ lớp hiện. Thức thứ sáu phân biệt, thức thứ bảy tác ý, năm thức trước đối với trần, đều thứ lớp hiện, không nhất định trước sau. Đây Như Lai vẫn không thể chỉ thẳng cái chân thật mà dùng lời nói phương tiện dẫn đường cho chúng sanh. Nên nói như ông thợ vẽ dùng vải màu mà vẽ thành hình vậy. Hoặc cho là tâm mà đợi giác, hoặc cho là thức mà đợi không. Đây là chỗ siêu tình bặt ngôn ngữ há cho bậc đại trí để tâm ư! Có ngộ có mê là chỗ ưa thấy của phàm ngu, nên nói màu sắc vốn không nét, chẳng phải bút chẳng phải lụa, vì vui chúng sanh không thể chẳng vẽ ra.
Nói năng riêng lập bày
Chân thật lìa danh tự
Phân biệt hợp nghiệp đầu
Tu hành bày chân thật.
Chân thật chỗ tự ngộ
Giác tưởng sở giác lìa
Đây vì Phật tử nói.
Nói năng là vì chân thật mà lập bày. Đến chỗ chân thật chỉ có thầm hợp. Như người uống nước lạnh, nóng tự biết, chỗ tự biết không phải danh tướng trình bày ra được. Trông vào ngôn thuyết là khác vậy. Chân thật tự ngộ, hiện lượng mà được, năng giác sở giác đều chẳng phải cảnh giới, ấy là vì Phật tử (Bồ-tát) nói, chưa dễ gì vì người sơ cơ mà nói.
Người ngu rộng phân biệt
Các thứ đều như huyễn
Tuy hiện không chân thật
Như thế nói các thứ.
Tùy sự riêng lập bày
Nói ra không phải hợp
Nơi kia là chẳng nói
Cả thảy người bệnh kia
Thầy thuốc tùy dùng thuốc.
Như Lai vì chúng sanh
Tùy tâm hợp lượng nói
Phi cảnh giới vọng tưởng
Thanh văn chẳng có phần.
Người ai mẫn nói ra
Cảnh giới của tự giác.
Như Lai vì người ngu rộng phân biệt nói, cho nên các thứ đều như huyễn. Tuy hiện không thật, song trọn không thể chẳng nói các thứ. Tùy sự lập bày thật là bất đắc dĩ. Nếu căn cứ lời chân thật thì nơi kia là chẳng hợp. Thầy thuốc với người bệnh, dụ Như Lai tùy tâm chúng sanh hợp với lượng sở tri. Vọng tưởng là chỉ cho phàm phu. Như Lai thương xót chúng sanh nên xưng là người ai mẫn, tùy tâm hợp lượng. Cảnh giới tự giác của người ai mẫn chẳng phải phàm phu và Nhị thừa có phần.
E6- CHỈ THẲNG BA TƯỚNG TỰ GIÁC THÁNH TRÍ.
Lại nữa, Đại Huệ! Nếu đại Bồ-tát muốn biết hiện lượng của Tự tâm nhiếp thọ và người nhiếp thọ, cảnh giới vọng tưởng, phải lìa chỗ ồn náo, những tập tục ngủ say, đầu hôm giữa đêm và gần sáng thường phải giác ngộ. Phương tiện tu hành, phải lìa ác kiến kinh luận ngôn thuyết và hành tướng các thừa Thanh văn Duyên giác, phải thông đạt tướng vọng tưởng Tự tâm hiện.
Đoạn này là khuyên như lời dạy mà tu hành. Bởi vì tất cả cảnh giới vọng tưởng năng thủ sở thủ từ hiện lượng của Tự tâm bất giác mà khởi. Tuy ở trong tất cả cảnh giới mà cái hiện lượng này chưa từng dời đổi. Chỉ tại ở trong mê không thể hiểu biết, cho nên nói “muốn biết hiện lượng của Tự tâm nhiếp thọ và người nhiếp thọ cảnh giới vọng tưởng, phải lìa chỗ ồn náo, ngủ say, đầu hôm giữa đêm và gần sáng thường tự giác ngộ”, tức là giác ngộ Tự tâm vậy. Hiện lượng của Tự tâm ở chỗ vắng dễ giác. Ngoại đạo thì ác kiến, Nhị thừa thì ngu pháp, tăng trưởng vọng tưởng trái ngược với Tự tâm, cả hai đều phải lìa. Mới biết tướng của tất cả vọng tưởng do Tự tâm hiện ra, như thế mà khởi, như thế mà diệt. Phương tiện tu hành đây là lối thẳng vậy.
Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ-tát dựng lập tướng trí tuệ, trụ rồi ở trên ba tướng thánh trí phải siêng tu học.
Trí tuệ là đối bất giác mà nói. Bất giác Tự tâm ắt hằng ngày ở trong hiện lượng mà không thể trụ. Đã giác an trụ vẫn có ba tướng thánh trí, nương ngộ cùng tiêu, bi nguyện sẽ viên mãn. Văn sau tự dụ vậy.
Những gì là ba tướng thánh trí phải siêng tu học? Nghĩa là tướng vô sở hữu, tướng chỗ tất cả chư Phật tự nguyện, tướng tự giác thánh trí cứu kính. Tu hành được đây rồi hay xả tướng tâm trí tuệ lừa què, được địa thứ tám của bậc Tối thắng tử, ở trên ba tướng kia do tu hành mà sanh. Đại Huệ! Tướng vô sở hữu ấy, là tướng của Thanh văn, Duyên giác và ngoại đạo, kia do tu tập mà sanh. Đại Huệ! Tướng chỗ tự nguyện ấy, là chỗ chư Phật trước tự nguyện tu sanh. Đại Huệ! Tướng tự giác thánh trí cứu kính ấy, là tất cả Pháp tướng không có chỗ chấp trước được thân như huyễn tam-muội, chỗ chư Phật địa tiến thú tu hành mà sanh. Đại Huệ! Đây gọi là ba tướng thánh trí. Nếu người thành tựu ba tướng thánh trí này hay đến cảnh giới tự giác thánh trí cứu kính. Thế nên, Đại Huệ! Ba tướng thánh trí phải siêng tu học.
Thất địa đoạn ngã chấp đã hết, tất cả tâm dứt không còn khởi lại tương tợ với Nhị thừa, nên nói trí lừa què, vào Bát địa rồi sau mới xả. Tướng vô sở hữu là, quán không của Nhị thừa. Bồ-tát trụ tướng trí tuệ mà vẫn dùng thiền tịch của Nhị thừa để trừ sạch pháp chấp vi tế. Đây là chẳng bỏ phương tiện mà chẳng chấp là thật pháp. Tướng Phật trước tự nguyện, kinh Anh Lạc nói: “Chưa qua Khổ đế khiến qua Khổ đế, chưa hiểu Tập đế khiến hiểu Tập đế, chưa an Đạo đế khiến an Đạo đế, chưa được Diệt đế khiến được Diệt đế.” Đây là tứ hoằng thệ, y nơi giáo biệt, viên đều duyên hai thứ tứ thánh đế hữu tác và vô tác. Đây là tướng Phật trước tự nguyện, Bồ-tát phát tâm không đồng với Nhị thừa. Tướng tự giác thánh trí cứu kính, là ở tất cả chỗ chứng được cảnh giới Tự tâm hiện lượng, đạt tất cả pháp không ngăn ngại, được thân như huyễn viên mãn Phật địa. Đây là Sai biệt trí vậy. Chẳng nói sai biệt mà nói thánh trí cứu kính, là do sai biệt cứu kính là căn bản. Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử trải qua một trăm mười thành học đạo Bồ-tát, rốt sau đến chỗ Di-lặc lại khiến trở lại yết kiến Văn-thù. Bảo: “Ông trước được gặp các thiện tri thức, nghe hạnh Bồ-tát, vào môn giải thoát, đầy đủ đại nguyện, đều là sức oai thần của Văn-thù. Văn-thù-sư-lợi ở tất cả chỗ đều được cứu kính.” Cho nên biết, trước trụ tướng trí tuệ về sau siêng tu ba tướng. Ba tướng thành tựu cũng chỉ nói, hay đến cảnh giới tự giác thánh trí cứu kính. Bởi vì Căn bản trí sáng thì tột các sai biệt, cũng cứu kính không khác vậy.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 138
  • Hôm nay: 750
  • Tháng hiện tại: 462916
  • Tổng lượt truy cập: 59902933

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile