Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 12

Đăng lúc: Thứ hai - 04/08/2014 09:05 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 12

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 12

Phật Tử hỏi: Kính bạch thầy xin thầy thương xót dạy rõ 2 ý nghĩa sau

1. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy “làm được thân người khó như rùa mù tìm bọng cây” trong kinh Lăng Nghiêm con lại nghe thầy giảng thân cha mẹ sinh ra này như hạt bụi trong hư không như hòn bọt trong biển cả. Vậy là như thế nào? kính xin thầy giảng rõ cho chúng con.

2. Kính bạch thầy khi con ngồi tụng kinh hoặc ngồi tọa thiền thì con hơi lặng nghe sự yên lặng lặng lẻ của hư không. Vậy có sai không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp: 

1. Trong kinh Pháp Cú Phật dạy thân này khó được như rùa mù tìm bọng cây, nghĩa là rùa mù không phải đi tìm được liền liền mà 100 năm mới trồi đầu lên 1 lần, khi đó trên mặt biển cái bọng cây đương theo sóng gió mà trôi dạt. Thì như vậy chừng nào rùa mù tìm được bọng cây? Khó vô kể, cũng vậy đứng về mặt thân này, người học đạo phải hiểu cho thật kỹ nó không quý mà cũng rất quý. Mọi lần tôi có dùng thí dụ: giả như chúng ta đi ra biển bất thần bị sống bão, chúng ta bị chìm thuyền bất chợt vớ được gốc cây mục. Trong khi mình đang chơi vơi ngoài biển cả gốc cây mục đối với mình quý hay không quý? Ai cũng biết gốc cây mục thì không quý nhưng lúc mình đang chơi vơi rất quý. Nhờ đeo gốc cây mục đó sẽ đươc người ta cứu vớt mình hoặc đeo theo gốc cây mục đó mà sóng gió sẽ tạt vào bờ. Thì gốc cây mục trong khi đang chơi vơi thì rất là quý, khi mình đến bờ thì sao? Có ai vác lên vai đem về cho bà con thấy không? Như vậy nó quý ở chặng nào? Và không quý ở chặng nào?

Nó quý ở chặng mà mình cần tu đó mình còn đương mê lầm mới tỉnh, mới biết đạo rồi thân này hoại đi thì đâu kịp cho nên lúc đó phải quý. Quý để mượn thân này làm phương tiện tu hành bởi vậy Phật cấm Phật tử không được tự tử là vậy đó. Vì được thân này là quý mình chưa tu tới đâu mà tự tử thì uổng, trở lịa được thân này đâu phải là dễ, cho nên rất là quý.

Nhưng khi mình đạt đạo rồi thì thân này còn quý nữa không? Thì ở đây trong kinh Linh Nghiêm mà quý thầy giảng nói thân này như hòn bọt như hạt bụi trong hư không đó là tại ngộ đạo rồi thành ra thấy nó không ra gì. Đó là 2 trường hợp thân rất quý trong khi còn mê vừa và tỉnh tu thì nó là quý. Nó hết quý khi ngộ rồi thấy nó là hư dối tạm bợ không còn qúy nữa.

2. Phật tử này hỏi rằng khi tọa thiền lắng nghe sự yên lặng lặng lẻ của hư không thì cái này sai tuốt rồi. Hư không có động đâu mà lắng nghe, phải không? Lắng nghe cái động của hư không là không trúng, bởi vì hư không là hư không nó không có động. Động là âm thanh động.

Mình ngồi thiền là dùng cái trí để nhìn lại niệm khởi thì không theo còn niệm không khởi thì yên lặng thì đúng. Đây là chinh phục ngay nơi nội tâm của mình, còn không thì mượn hơi thở để nương và quên nghĩ. Thì đó là những phương tiện, chớ còn để lắng nghe hư không thì không được, hư không là không âm thanh mà nghe cái gì?

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 148
  • Hôm nay: 42773
  • Tháng hiện tại: 421591
  • Tổng lượt truy cập: 79290455

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile