Cơn động kinh gây nhiều ảnh hưởng đến chức năng vận động của trẻ.
Bác sĩ Lê Thị Khánh Vân, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, động kinh là biểu hiện của sự bất thường chức năng não bộ.
Bệnh có thể xuất phát từ vô căn hoặc cũng có thể do các yếu tố khác như: u não, dị dạng mạch máu não, chậm phát triển, trẻ sinh non, tổn thương khi sinh, gia đình có người bị động kinh, chấn thương đầu, từng nhiễm trùng hệ thần kinh.
Cần phân biệt co giật do động kinh với co giật do những nguyên nhân khác, như sốt gây co giật, co giật kèm sốt do nhiễm trùng hệ thần kinh vì viêm não, viêm màng não; co giật do thiếu ôxy não, thiếu máu não, rối loạn chuyển hóa hoặc nhiễm độc. Trong các trường hợp này, cơn co giật thường dưới 5 phút, sau đó bé hoàn toàn tỉnh táo và không bị yếu liệt bộ phận nào trong cơ thể.
Để xác định bé co giật có phải do động kinh hay không, phụ huynh có thể đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh.
Theo bác sĩ Vân, trẻ mắc bệnh thường ngất trong giây lát kèm theo giật cơ. Các bộ phận thường co giật là tay, đầu, cổ. Một số bé đang cầm đồ vật thì đánh rơi trong vô thức, đầu gật nhẹ, ngón tay máy liên tục. Cũng có khi bé la hét, ói mửa hoặc tím tái thoáng qua. "Nếu người lớn không biết cách xử trí, người lớn có thể gây hại cho bệnh nhi", bác sĩ Vân nói.
Theo bác sĩ Vân, những điều cần tránh là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh bé; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn muỗng đũa vào miệng trẻ.
Khi bé bị lên cơn co giật, điều cần làm là đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, đầu hơi nghiêng sang một bên. Bệnh nhi cũng cần được nới lỏng quần áo, khăn quàng cổ, tránh va đập cơ thể vào vật cứng.
Phụ huynh cũng cần ghi nhận đặc điểm của cơn co giật như thời gian co giật, kiểu co giật, biểu hiện của bé trong và sau cơn co giật. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ co giật trên 10 phút, bệnh nhân không tỉnh, rối loạn nhịp thở.
Theo Tiến sĩ - bác sĩ Lê Văn Tuấn, Phó bộ môn Thần Kinh - ĐH Y dược TP HCM, trẻ bị động kinh cũng có thể có cuộc sống bình thường như trẻ khác. Điểm khác là do cơn động kinh xảy ra đột ngột nên phụ huynh cần phải có những biện pháp bảo vệ cần thiết.
Ở nhà: Mài bằng các cạnh nhọn của vật dụng trong nhà. Che chắn trước nơi có lửa, nước sôi. Tạo không gian thông thoáng. Nên ở cạnh khi trẻ tắm, bé lớn vẫn không nên cho tắm khi không có người lớn ở nhà. Không nên thiết kế cửa phòng tắm có chốt khóa bên trong. Trong phòng ngủ nên dùng gối an toàn tránh ngạt thở; tránh dùng giường tầng; nên cho trẻ ngủ giường thấp hoặc dưới sàn.
Ở trường: Thông báo cho thầy cô, bảo mẫu, y tế trường và tài xế biết bé có bệnh động kinh để tiện xử trí ban đầu và giúp các bé khác hiểu tình trạng bệnh của bạn để tránh kỳ thị. Trao đổi với y tế trường về những loại thuốc bé đang dùng.
Ở nơi công cộng: Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ. Nên hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng có cho bé tự đi xe hay không. Khi đưa bé đến hồ bơi cần mang áo phao và giám sát liên tục. Không để bé đứng một mình ở những vị trí cao.
Bệnh động kinh cần được điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sớm, trẻ có cơn động kinh có thể hồi phục sau thời gian dùng thuốc. Việc làm này giảm khả năng sa sút trí tuệ của các bé.
bác sĩ, thần kinh, nhi đồng, cho biết, biểu hiện, có thể, xuất phát, yếu tố, dị dạng, mạch máu, phát triển, tổn thương, gia đình, bị động, nhiễm trùng, phân biệt, nguyên nhân, thiếu máu, rối loạn, nhiễm độc, trường hợp
Mã an toàn:
LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...
Ý kiến bạn đọc