Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

KINH DUY MA CẬT SỞ THUYẾT

Đăng lúc: Chủ nhật - 23/09/2012 09:21 - Người đăng bài viết: Thiền Lâm
Duy ma cật sở thuyết

Duy ma cật sở thuyết

KINH DUY MA CẬT Nguồn: Pháp-Sư Cưu-Ma-La-Thập. Thích Huệ Hưng dịch

KINH DUY MA CẬT

Phần mở đầu

Nguồn: Pháp-Sư Cưu-Ma-La-Thập.

Thích Huệ Hưng dịch

LỜI GIỚI THIỆU

Từ xưa chư Phật, Bồ-tát ra đời giáo hóa chúng sanh, với lòng bi-nguyện thâm-thiết đều muốn cho tất cả thoát-ly cảnh giới triền phược khổ não, đồng hưởng cánh thanh tịnh an vui giải thoát. Nhưng muốn thực hiện cảnh giới thanh tịnh an vui giải thoát, cốt yếu là mình phải đưọc thanh tịnh như trong kinh nói "TÙY KỲ TÂM TỊNH, TẮC PHẬT ÐỘ TỊNH".

Sớ dĩ thân Phật rực rỡ, cảnh Phật trang nghiêm cũng đều do công đức diệu dụng của bản tâm thanh tịnh lưu xuất. Bản tâm ấy, chúng sanh sẵn có, cũng như chư Phật, không hai không khác, nhưng vì từ lâu cứ mê chấp, đắm nhiễm theo trần duyên mà không hiển bày được đó thôi.

Bộ Kinh "DUY MA CẬT"này, tôn yếu hiển bày pháp môn Bất Nhị. Chính đó là phương tiện của Chư Phật, Bồ Tát thị hiện chỉ rõ chỗ diệu dụng của bản tâm thanh tịnh, là PHÁP MÔN GIẢI THOÁT BẤT KHẢ TƯ NGHỊ mà Ngài DUY MA CẬT lặng thinh, đức Văn Thù tán thán, hàng Nhị thừa sững sốt, không thế lấy trí suy nghĩ phân biệt biết nỗi, không thể dùng lời nói luận bàn đến được.

Giáo lý Tối Thượng Thừa này thật siêu thắng, trong đời ít có, khó gặp. Nay thầy Thích Huệ Hưng gia tâm phiên dịch ra quốc văn, vì thời cơ xứng hiệp, nên được nhân duyên xuất bản.

Nhận thấy pháp Tối Thưọng Thừa này rất lợi ích, nên tôi nhứt tâm tùy hỉ giới thiệu cùng các bạn tu hành nào muốn tìm phương GIẢI THOÁT, muốn thực hiện cảnh giới an vui BẤT KHẢ TƯ NGHỊ.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

GIÁC NGUYÊN PHẬT HỌC ÐƯỜNG

Mùa Hạ Năm Tân Mão – 1951

Sa Môn: Lê Phước Bình

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh "DUY MA CẬT"cũng có tên gọi: "Kinh BẤT KHẢ TƯ NGHỊ GIẢl THOÁT". Kinh này nói rõ cảnh giới của Ðại Bồ Tát chứng nhập.

Bồ Tát thườnng chẳng những thị hiện thuận hành mà cũng lắm khi thị hiện nghịch hành để hóa độ chúng sinh.

Ngài DUY MA CẬT chính là vị Ðại Bồ Tát ở cõi Bất Ðộng, vì trợ duyên đức Thích Ca mà hiện thân cư sĩ đến cõi ta bả này. Muốn hiển bản tánh "Bình Ðẳng Chơn Thật Không Hai" của chúng sinh sẵn có, Ngài hiện thân có bịnh để chỉ bày các phưong pháp phá chấp: có, không, thường, đoạn của Tiểu Thừa và phàm phu ngoại đạo.

Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật dạo. Có thật hành Phật đạo mới trở về bản tánh "bình đẳng không hai" và đầy đủ diệu dụng giải thoát.

Ðạo Phật là đạo chú trọng thật hành, không phải lý thuyết suông. Bộ Kinh DUY MA CẬT đây hiển rõ rành mạch cả lý thuyết và chỗ thật hành cho đến thế nào là thân chứng. Càng đọc, càng gẫm, càng thật hành, ta sẽ thấy đầy tánh cách từ bi vô ngại rộng lớn bao la của tâm hồn lợi tha triệt để.

Ðời đang đắm chìm trong biển khổ mênh mang, người muốn cứu đời chân chính, cần phải có phương pháp chân chính cao siêu. Thấy sự lợi ích của kinh này hướng dẫn mọi người đi đến mục đích cao cả, thoát hẳn muôn sự mê lầm đen tối của tâm hồn chấp trước, ích kỷ, nhỏ hẹp và hành vi khổ lụy nhơn sinh, Dịch giả chẳng nệ gì chỗ hiểu chưa cùng tột và hạnh đức chưa thân chứng đến cảnh giới "bất tư nghị" mà vội cống hiến cho bạn đọc một pho sách chưa từng có.

Vậy có chỗ nào sơ sót mong các bực cao minh phủ chính cho. Rất thâm tạ!

Dịch Giả Cẩn Chí

LỆ NGÔN

I. Kinh này có phân ra thượng, trung, hạ, 3 quyển, 14 phẩm. Nhưng tôi dịch đây chỉ để luôn một quyển và số mục của các phẩm.

II. Về phẩm 11 và 111, tôi có nêu tên các vị Thanh Văn, Bổ Tát trên mỗi đoạn cho dễ tìm khi quí vị muốn xem.

III. Ở sau có phụ phần chú thích danh từ. Phàm danh từ nào ở trước có giải rồi sau không giải nữa.

Kinh này không phải là kinh khóa tụng hàng ngày, nhưng nếu quí vị nào phát tâm trì tụng cũng được nhiều lợi ích và công đức vô lượng, như trong phẩm "Thấy Phật A Súc", phẩm "Pháp cúng dường" và phẩm "Chúc lụy" có nói rõ. Khi tụng kinh này cũng phải y theo nghi thức tụng niệm thường lệ, trước khai kinh, sau hồi hướng như tụng các kinh khác vậy.

Xem các mục khác

Tác giả bài viết: Thích Huệ Hưng dịch
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 355
  • Khách viếng thăm: 340
  • Máy chủ tìm kiếm: 15
  • Hôm nay: 4870
  • Tháng hiện tại: 1677643
  • Tổng lượt truy cập: 76620238

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile