Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Bài Học Ngàn Vàng - Mở Đầu

Đăng lúc: Thứ năm - 01/03/2018 05:54
Bài Học Ngàn Vàng - Mở Đầu

Bài Học Ngàn Vàng - Mở Đầu

"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyên đã có từ xưa, một câu chuyên vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm. Từ khi được biết bài học này, tôi đem áp dụng vào các công việc hàng ngày, thấy được lợi ích chẳng nhỏ.

BÀI HỌC NGÀN VÀNG

Sa Môn Thích Thiện Hoa

---o0o---
 

LỜI NÓI ÐẦU

"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyên đã có từ xưa, một câu chuyên vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm. Từ khi được biết bài học này, tôi đem áp dụng vào các công việc hàng ngày, thấy được lợi ích chẳng nhỏ.
Từ lâu, tôi muốn đem bài học này viết ra thành sách, để cống hiến qúy Phật tử bốn phương (những người chưa biết bài học này hay biết rồi mà chưa áp dụng) hầu mách bảo sự lợi lạc vô giá của nó. Nhưng vì Phật sự đa đoan, bệnh duyên trở ngại này, ngày qua tháng lại, tôi chưa viết được.
Nhân ngày đầu xuân năm Ðinh Mùi (1967), tôi về quê thăm chùa xưa và tĩnh dưỡng, gặp đôi ba chú Tiểu, lén chư Tăng mua la ve nhâm nhi ngày Tết, nhưng vì uống rượu không quen, nên mấy chú say mèm, ói mửa ngổn ngang ... Sau khi họ tỉnh rượu, tôi gọi đến giảng dụ, đại ý như sau: "Mấy chú đã thấy hậu quả của sự uống rượu chưa? - Một là phạm giới: một vị Tăng mà không giữ giới thì không phải là Tăng nữa; Phật gọi là "Thốc cư sĩ " (Ông Cư sĩ đầu trọc), có hổ thẹn không? - Hai là say sưa ói mửa, nằm lăn lóc ngổn ngang, đầu chú này đội đít chú kia, mất oai nghi tế hạnh; người thế gian uống rượu say sưa còn bị mất nhân cách, huống chi là một Tu sĩ ! - Ba là huynh đệ cười chê, hàng Cư sĩ khinh dể, cha mẹ và thấy tổ buồn phiền, - Bốn là mất tiền vô ích, nếu không may có thể trúng gió chết nữa. Các chú phải chí thành đi Sám hối đi!" Cuối cùng tôi đem "BÀI HỌC NGÀN VÀNG" này để làm kết luận: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỷ đến hậu quả của nó". Các chú có nhớ chưa?Phải nhớ suốt đời nhé!"
Câu chuyện nhỏ trên đã thúc giục tôi phải viết ngay thành sách cái bài học qúy báu mà tôi đã hấp thụ và áp dụng một cách có hiệu quả từ lâu. Dựa trên ý nghĩa sâu xa của cốt truyện và với sự cộng tác của Ðạo hữu Võ Ðình Cường, chúng tôi đã biến chế, biên soạn ra thành một bộ truyện, gồm nhiều tập nhỏ, lần lượt xuất bản để bạn đọc dễ nhớ, khỏi nhọc và có thì giờ suy gẫm rồi chẫm rãi áp dụng trong đời sống của mình ...
Ước nguyện thiết tha của tôi trong khi biên soạn và phổ biến tập truyện này là cống hiến cho quý vị độc giả một phương châm hành động thiết thực, lợi ích cho mọi từng lớp dân chúng, mọi lớp tuổi, mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Trong khi viết xong tập nhất, gặp lúc Thân mẫu tôi vừa vãng sanh (10g30 ngày 19-8 năm Ðinh Mùi, nhằm 22-9-1967).
Khi quý độc giả đem bộ sách này áp dụng vào công việc hàng ngày của mình, nếu có được điều lợi ích gì, thì tôi nguyện hồi hướng công đức này cho Hương hồn của Thân mẫu tôi sớm được tiêu diêu nơi cảnh Phật.

Viết tại chùa Phước Hậu
Mùa thu năm Ðinh Mùi (1967)

Sa Môn THÍCH THIỆN HOA
 
 
Mục lục
 
Lời nói đầu

 
TẬP 1
Chương 1: Ông già bán bài học ngàn vàng
Chương 2: Phản ứng của vua khi mở bài học ra xem
Chương 3: Sự trả thù của Thạnh Bảo, con quan đề đốc.
Chương 4: Tướng Hoàng Cái giải phóng đất nước và khôi phục ngôi vua
Chương 5: Bài học ngàn vàng được gợi lại
Chương 6: Quan ngự y và Bài học ngàn vàng
 
TẬP 2
Chương 7: Thứ phi Hoàng Hoa tư thông với đại thần Lý Bá
Chương 8: Thứ phi Hoàng Hoa nổi điên đập phá nát tất cả những đồ đạc có ghi khắc Bài học ngàn vàng
Chương 9: Đạo sĩ Lý Mậu chữa bệnh điên cho Thứ phi Hoàng Hoa
Chương 10: Vua Đột Quyết bị Lý Mậu mê hoặc
Chương 11: Lộ nguyên hình
 
TẬP 3
Chương 12: Bà huyện đem biếu bà Án bốn hộp trà
Chương 13: Bà Án thuyết phục ông Án
Chương 14: Bà Huyện thăm dò vụ án Tổng Hàm
Chương 15: Bà Án thuyết phục ông Án lần thứ hai
Chương 16: Hồn ma thị Nguyệt về kêu oan
Chương 17: Bà Án nhớ lại Bài học ngàn vàng
 
TẬP 4
Chương 18: Bà Năm Cây Thị trở thành một đại thương gia
Chương 19: Bà Năm Cây Thị  bị tù vì tội gian thương
Chương 20: Cô Xuân hàng tuần được đem cơm nuôi mẹ
Chương 21: Cô Xuân lo cho mẹ được khỏi tù tội
Chương 22: Bà Năm oán trách Phật trời
Chương 23: Bà Năm cây thị bắt đầu xây dựng cơ nghiệp lần thứ hai
 
TẬP 5
Chương 24: Ba anh em nhà họ Đoàn
Chương 25: Đoàn Tín nghe lời thầy tướng số
Chương 26: Đoàn Danh tin có mả làm quan
Chương 27: Đoàn Hiệp tin có luật nhân quả
Chương 28: Hậu quả hiện bày
 
TẬP 6
Chương 29: Quan đề đốc Lê Bảo đi thanh tra
Chương 30: Quan đề đốc lập kế bắt gian phi
Chương 31: Quan lãnh binh bị cách chức
Chương 32: Bọn lính tay chân của quan lãnh binh Trần Sơn nổi loạn
Chương 33: Lệ Thanh trở về


 
Tác giả bài viết: Sa Môn Thích Thiện Hoa
Nguồn tin: Trang nhà Quảng Đức
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 727
  • Khách viếng thăm: 713
  • Máy chủ tìm kiếm: 14
  • Hôm nay: 45362
  • Tháng hiện tại: 1390566
  • Tổng lượt truy cập: 76333161

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile