minh họa
Không vì mình, vì người…
Thế Tôn đã dạy câu này tại Kỳ Viên, liên quan đến Trưởng lão Dhammika.
Tại Xá-vệ, một cư sĩ sống đời chánh trực, muốn đi tu, một hôm thân mật báo cho vợ biết. Bà vợ xin chồng đợi sinh con xong. Đợi đến khi đứa bé biết đi, ông lại nói nữa. Bà vợ lại bảo đợi nó trưởng thành. Đối với ông, cho phép hay không, không thành vấn đề vì lòng ông đã giải thoát đau khổ của chính mình.
Rồi ông xuất gia, thành Sa-môn. Nhận đề tài thiền quán, ông nỗ lực tu tập và đạt được tuyệt đích của đời tu. Ông trở về Xá-vệ, tìm gia đình và thuyết pháp cho con. Anh ta đi tu và cũng chứng A-la-hán. Bà vợ thấy ở nhà không còn ai nữa, nên cũng phát tâm đi tu, và cũng chẳng bao lâu chứng A-la-hán.
Tại pháp đường các Tỳ-kheo thảo luận, và được Phật dạy:
- Các Tỳ-kheo! Người trí không trông mong thành đạt dù cho mình hay cho người khác. Người chơn chánh chỉ tìm đường nương tựa vào giáo pháp.
Và nói Pháp Cú:
(84) Không vì mình, vì người.
Không cầu được con cái,
Không tài sản quốc độ,
Không cầu mình thành tựu,
Với việc làm phi pháp.
Vị ấy thật trì giới,
Có trí tuệ, đúng pháp.
kỳ viên, liên quan, trưởng lão, thân mật, đứa bé, trưởng thành, cho phép, vấn đề, giải thoát, đau khổ, xuất gia, nỗ lực, tuyệt đích, trở về, gia đình, thuyết pháp, thảo luận, trông mong, thành đạt, nương tựa, tài sản
Mã an toàn:
Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...
Ý kiến bạn đọc