Vua và Vua các Vua
Như bông hoa đẹp tươi…
Thế Tôn dạy câu này liên quan đến cư sĩ Chattapāṇi khi Ngài ngụ tại Xá-vệ.
Cư sĩ Chattapāṇi ở Xá-vệ làu thông Tam tạng kinh điển và đã chứng Nhị quả. Một sáng sớm, tuân giữ Bát quan trai giới, đến đảnh lễ Thế Tôn. Đối với những vị chứng Nhị quả và các Thánh đệ tử của Phật, vì đã thệ nguyện trước, không cần giữ giới Bát quan trai.Những vị ấy, chỉ do công hạnh của đạo quả, sống đời thánh thiện, ăn ngày chỉ một bữa. Do đó, đức Thế Tôn nói: “Đại vương! Người thợ gốm Ghaṭikāra ăn ngày chỉ một bữa, sống đời phạm hạnh, thì đã là người đạo đức, chính trực.” Do đó, những vị đã chứng Nhị quả đương nhiên ăn ngày một bữa và sống đời thánh thiện.
Nhưng Chattapāṇi cũng vẫn giữ giới Bát quan trai. Ông đến đảnh lễ Thế Tôn rồi cung kính ngồi xuống nghe pháp.
Lúc bấy giờ vua Ba-tư-nặc ở Kappa cũng đến để đảnh lễ Thế Tôn, Chattapāṇi trông thấy thoáng lo nghĩ không biết phải xử sự thế nào. Ông đang ngồi với sự hiện diện của Phật, tức vua của các vua, thì không thể đứng lên chào vua của một nước được. Thế rồi ông quyết định ngồi yên không đứng dậy, dù vua Ba-tư-nặc có bất bình cũng đành chịu. Quả nhiên, vua đảnh lễ Thế Tôn xong cung kính ngồi một bên, mặt không vui. Thế Tôn thấy vậy bèn bảo:
- Đại vương, cư sĩ Chattapāṇi là bậc thiện trí, hiểu biết giáo pháp và thông thuộc Tam tạng kinh điển, bình thản cả lúc thành công hay thất bại.
Vua nghe Ngài ca tụng đức hạnh của ông, lòng dịu lại hết giận.
Sau đó, một hôm, điểm tâm xong, vua đứng trên lầu hoàng cung thấy Chattapāṇi đi qua sân, tay cầm dù chân mang dép liền ra lệnh gọi ông đến. Ông bỏ dù, cởi dép đến chào vua và cung kính đứng một bên.
Vua hỏi ông:
- Tại sao ông bỏ dù và cởi dép?
Ông đáp:
- Khi thần nghe Đại vương cho đòi vào liền để dù và dép qua một bên trước khi đến gặp ngài.
- Thế thì, rõ ràng hôm nay ông mới biết ta là vua?
- Thần luôn luôn biết ngài là vua.
- Sao hôm trước ông gặp ta chỗ Thế Tôn, ông không đứng dậy?
- Đại vương! Nếu đứng trước vua của các vua mà thần đứng dậy chào vua một nước thì thiếu cung kính với đấng Thế Tôn. Vì vậy thần đã không đứng dậy.
- Không sao, cái gì đã qua hãy cho qua. Ta nghe nói ông thông thạo những vấn đề liên quan đến đời này và đời sau, và thông thuộc Tam tạng kinh điển, vậy hãy đến cung cấm tụng đọc cho các cung phi.
- Thần không thể làm, Đại vương!
- Tại sao vậy?
- Hoàng cung là nơi nghiêm mật. Đúng hay sai đều nghiêm trọng, tâu bệ hạ.
- Đừng nói thế. Ngày hôm kia, khi gặp ta ông thấy không cần đứng dậy chào mà. Đừng làm thương tổn vết thương thêm nữa.
- Đại vương, nếu một gia chủ làm nhiệm vụ của một Tỳ-kheo thì là phạm lỗi nặng. Xin thỉnh một Tỳ-kheo đến giảng kinh.
Vua chấp thuận, ra lệnh bãi hầu. Sau đó, vua sai sứ giả đến bạch với Phật, xin Thế Tôn đến hoàng cung thường xuyên với năm trăm Tỳ-kheo để nói pháp cho hai vương phi là Mallikā và Vāsabhakhattiyā. Vì chư Phật không thể đến hoài một chỗ, nên Thế Tôn cử Trưởng lão A-nan đều đặn đến trùng tuyên giáo pháp cho hai bà. Mallikā học rất chăm chỉ, ôn luyện nghiêm túc và chú tâm đến lời giảng, còn Vāsabhakhattiyā thì không được như vậy. Được Thế Tôn hỏi thăm, Trưởng lão trình bày sự học của hai bà. Phật dạy:
- Này A-nan! Khi ta thuyết pháp, ai không thành tâm lắng nghe, học tập, ôn luyện và giảng giải được thì không chút gì lợi lạc, như bông hoa có sắc mà không hương. Nhưng người nào nghe, học, lặp lại và giảng giải được sẽ hưởng nhiều lợi lạc.
Rồi Thế Tôn đọc Pháp Cú:
(51) Như bông hoa đẹp tươi,
Có sắc mà không hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Không làm không kết quả.
(52) Như bông hoa đẹp tươi,
Có sắc lại thêm hương,
Cũng vậy, lòi khéo nói,
Có làm, có kết quả.
Khi Phật kết thúc bài giảng, nhiều người chứng Sơ quả, Nhị quả và Tam quả. Hội chúng cũng được nhiều lợi lạc.
liên quan, kinh điển, sáng sớm, trai giới, đệ tử, người thợ, đạo đức, đương nhiên, trông thấy, lo nghĩ, xử sự, thế nào, hiện diện, không thể, quyết định, bất bình, quả nhiên, bảo đại, thiện trí, hiểu biết, thông thuộc
Mã an toàn:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...
Ý kiến bạn đọc