Tp. HCM: Tưởng niệm Trưởng lão HT. Thích Giác Lý
HT.Thích Giác Tường, thành viên HĐCM; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Phó Thường trực ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký HĐTS kiêm Chánh văn phòng II TƯGH; HT.Thích Thiện Tánh, Trưởng ban Kiểm soát T.Ư, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Tịnh Hạnh, Phó BTS kiêm Trưởng ban Kinh tế-Tài chánh GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Niệm, UV HĐTS, Phó BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Nhật Quang, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Tín, Phó BTS kiêm Trưởng ban Kiểm soát GHPGVN TP.HCM cùng chư tôn đức Tăng, Ni thuộc Hệ phái Khất sĩ cũng như đông đảo Phật tử quang lâm chứng minh, tham dự.
Cố Trưởng lão Thích Giác Lý là một trong những vị đệ tử lớn của Tổ sư Minh Đăng Quang. Ngài xuất thân trong một gia đình phúc hậu, Nho phong trọng lễ giáo. Tục danh ngài là Lê Văn Ba, sinh năm 1910, tại xã Tân Niên Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Thân sinh là cụ ông Lê Văn Nhơn, thân mẫu là cụ bà Trương Thị Để.
Vốn đã có căn lành từ nhiều kiếp trước, lại thêm chứng kiến cảnh vô thường, tạm bợ của kiếp nhân sinh, nên năm vừa tròn 30 tuổi, ngài phát nguyện thọ trường trai theo pháp môn Tịnh độ tại chùa Dư Khánh, Gò Công.
Năm 1952, ngài phát chí xuất trần với Tổ sư Minh Đăng Quang, được thọ ký pháp danh Giác Lý. Cũng năm đó, ngài được Tổ sư trao truyền Sa-di giới tại Linh Bửu Tự, Vũng Tàu.
Chư tôn đức và Phật tử tham dự
Năm Giáp Ngọ (1954), Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, ngài tiếp tục theo gót Tăng đoàn hành trì giáo pháp Khất sĩ rày đây mai đó, vừa học vừa tu. Năm 1955, ngài thọ giới Tỳ-kheo vào rằm tháng Bảy tại tịnh xá Ngọc Phước, Cần Thơ.
Sau 2 năm cùng Tăng đoàn hành đạo tại các tỉnh miền Tây, ngài xin phép chư Tăng lên Thất Sơn tịnh tu. Du hành khắp miền Thất Sơn, ngài đến núi Điện Bà, Tây Ninh tiếp tục mật tu tại động Long Ẩn. Nơi đây theo hạnh nguyện “tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, Trưởng lão đã tiếp độ nhiều vị Sư tu núi theo về đường lối giáo pháp Khất sĩ.
Ngày 10-6-1960, Trưởng lão dẫn đoàn xuống núi chứng minh lễ khánh thành tịnh xá ở Gò Dầu Hạ, sau đó về dự lễ tự tứ tại Trà Vinh.
Dịp này, ngài chính thức thành lập Giáo đoàn V, đi hành đạo và cất lập đạo tràng tịnh xá để độ sanh. Đất Vĩnh Long, quê hương Tổ sư, đạo tràng đầu tiên đặt tên tịnh xá Ngọc Tân. Trong khoảng 10 năm hành đạo, ngài thu nhận hàng trăm vị đệ tử xuất gia, kiến tạo hơn 20 ngôi tịnh xá ở miền Nam và Trung phần, góp phần không nhỏ cho công cuộc chấn hưng Phật giáo.
Năm 1965, ngài dừng chân tại Phú Lâm (Q.6, TP. HCM) xây dựng tịnh xá Trung Tâm làm cơ sở điều phối mọi Phật sự của Giáo đoàn.
Hóa duyên viên mãn, ngài xả báo an tường, thu thần thị tịch tại tịnh xá Ngọc Đa, Vũng Tàu vào ngày 23-2-Quý Sửu (1973). Sau khi trà-tỳ, tro tàn xá-lợi được phân chia xây tháp phụng thờ ở tịnh xá Ngọc Đa (Vũng Tàu) và tịnh xá Ngọc Tháp (Ninh Thuận).
thành viên, tăng ni, tổng thư ký, văn phòng, đông đảo, phật tử, chứng minh, tham dự, trưởng lão, đệ tử, tổ sư, đăng quang, xuất thân, gia đình, phúc hậu, nho phong, lễ giáo, tục danh, ba sinh, tiền giang, thân sinh
Mã an toàn:
Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...
Ý kiến bạn đọc