Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu chuyện Thiền: Chánh Pháp

Đăng lúc: Thứ ba - 21/10/2014 16:39 - Người đăng bài viết: Phạm
Tâm giống như nước mưa trong sạch và thuần khiết....
Câu chuyện Thiền: Chánh Pháp

Câu chuyện Thiền: Chánh Pháp

Câu chuyện đời thường: Chánh Pháp là thứ có sức mạnh cắt xuyên qua những chướng ngại, vấn nạn sanh, già, bệnh, chết của chúng ta. Chánh Pháp làm giảm thiểu chúng dần dần và không còn nữa.... là con đường dẫn đến giải thoát.

Tâm giống như nước mưa trong sạch và thuần khiết, nếu chúng ta cho vào đó sắc màu, nó sẽ thành xanh, vàng, đỏ, tím, mang theo cảm thọ, tùy theo cảm nhận mà tiếp nhận tâm trạng, vui buồn, thương, ghét làm lạc lối mất đi bản chất vốn thật của Tâm, sinh ra bất an và rối loạn. Cho nên Chánh Pháp là con đường khai mở Chánh kiến, vì Tâm chính là cái nhìn thấy và cảm nhận, tiếp thu, kinh nghiệm mọi ấn tượng của tâm trí, của tai, của mắt, lưỡi, mũi, xúc và ý thức. Do có Chánh Pháp giúp chúng ta hiểu rõ sự thật Tâm không có tự ngã, và không có hình dáng, mà chỉ có kinh nghiệm trạng thái của nó biến đổi liên tục....

Tâm tiếp nhận đối tượng nó sinh ra cảm xúc, khó chịu, hay dễ chịu, khi chú tâm đưa hơi thở vào ngực, vào tim vào bụng, lo lắng và mệt mõi sẽ biến mất, cứ như thế chúng ta sẽ nhận bình an và tỉnh lặng, đây là pháp An Định Tâm, lần lần nó giúp chúng ta khai phát Chánh kiến. Thân thể chúng ta không thật ổn định mãi, cuối cùng cũng trở về bốn tố chất căn bản là đất, nước, gió, lửa, do có cái hiểu Chánh Pháp chúng ta biết mọi người thực chất điều giống nhau, giúp cho tham sân si giảm bớt lần, và có cái nhìn sự thật, trong đời sống hằng ngày của mình. Thế gian dù có rối loạn bạn vẫn bình thản và an vui, vì chúng ta đã nhìn thấy Tâm là Chánh Pháp.

Điềm tỉnh và tự làm chủ chính là cao tột của giới hạnh, Tâm an trụ vững vàng là Định, và không còn con đường nào khác. Đi tận vào gốc rễ của Tâm rất giản dị, dễ làm, nhưng khó ở chổ ít người tin, nói Tâm không có gì cả, họ cho là hoang tưởng, nhưng cái hoang tưởng khó tin đó lại là chìa khóa của sự giải thoát. Đau khổ giống như chúng ta té ngã từ trên cao, nó quá nhanh, nên không nhận ra rớt trên bao nhiêu cành nhánh, tảng đá, cái mà ý niệm và ngôn từ, lý thuyết không thể bắt kịp thực tại khi ta khổ đau, chỉ có hiểu biết chính mình một cách rõ ràng, mới giúp chúng ta thoát ra khỏi khổ đau....

Tác giả bài viết: Trần Văn Phạm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 51 trong 14 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 85
  • Khách viếng thăm: 84
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 40559
  • Tháng hiện tại: 419377
  • Tổng lượt truy cập: 79288241

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile