Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Câu 22: Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại

Đăng lúc: Thứ ba - 13/12/2011 08:46
Câu 22: Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại

Câu 22: Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại

Hỏi: Ý nghĩa Tứ đại và Thất đại khác nhau như thế nào?

100 Câu Hỏi Phật Pháp

Tập 1


Câu 22: Sự khác biệt giữa Tứ Đại Và Thất Đại


Hỏi: Ý nghĩa Tứ đại và Thất đại khác nhau như thế nào?


Đáp: Tứ đại và thất đại đương nhiên là có sự khác biệt. Tứ đại là nói theo kinh điển của hệ Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) ý nghĩa của nó hạn hẹp. Còn nói thất đại là nói theo hệ Phật Giáo phát triển (Đại Thừa). Ý nghĩa của nó rộng hơn. 

Tứ đại gồm có: đất, nước, gió, lửa. Bốn yếu tố nầy kết hợp lại chỉ tạo nên một vật thể mà thôi. Đất là chất cứng, tức ở thể đông đặc. Nước là chất trơn, tức ở thể lỏng. Gió là chất động, tức ở thể hơi (biến dịch). Lửa là chất nóng, tức ở thể ấm. Lẽ ra phải thêm vào một đại nữa đó là không đại. Vì bất cứ vật thể nào, nó cũng cần có những lỗ trống để thở mới sinh tồn được. Như thân người cần phải có những lỗ trống, thì máu huyết mới lưu thông và hơi thở (phong đại) mới vận hành điều hòa. Nhờ thế, con người mới sống được. Điều nầy, khoa học đã chứng minh cho chúng ta thấy rất rõ qua kiến hiển vi.

Nói thất đại ngoài 4 yếu tố: đất, nước, gió, lửa ra, người ta còn thêm vào 3 đại nữa, đó là không đại, kiến đại và thức đại. Riêng về kiến đại và thức đại, nghĩa của nó cũng có rộng hẹp khác nhau. Kiến đại cũng là sự hiểu biết, nhưng ở một trình độ thấp hơn thức đại. Như các loài thú vật, thuộc loại động vật hạ đẳng, trình độ hiểu biết nhận thức của chúng so với loài người thì kém hơn nhiều. Do đó, chúng chỉ có kiến đại chớ không có thức đại, chỉ có loài người mới có đầy đủ cả 7 đại mà thôi.
Tác giả bài viết: Thích Phước Thái
Nguồn tin: Chùa Quang Minh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 157
  • Khách viếng thăm: 155
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 42332
  • Tháng hiện tại: 505490
  • Tổng lượt truy cập: 60511228

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile