Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 18

Đăng lúc: Thứ năm - 14/08/2014 09:48 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 18

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 18

Phật Tử hỏi:
Kính bạch Hòa Thượng có những thắc mắc con không giải được. Kính xin Hòa Thượng giảng giải cho con được sáng tỏ. Con nghe nói đạo không có hiển mật, nhưng pháp hành lại có hiển mật. Kính xin Hòa Thượng giải thích con được rõ thế nào là hiển thế nào là mật?
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

Sư Ông đáp:

Câu hỏi này cũng là câu hỏi của người cố tu đó, vì nói rằng đạo không có hiển mật nhưng người hành đạo có hiển mật. Thật ra thì chỗ này có nghĩa:

Chữ hiển là bày tỏ, hiện bày ra. Mật là ẩn kín, cái gì mình gọi là ẩn kín thì gọi là lời mật hay là bí mật những cái đó là dấu kín. Phật dạy không có gì là mật hết nhưng mà cái nào Phật dạy mình nghe mình hiểu thì nói là hiển, lời nào nghe không hiểu thì đó là mật. Cũng như mình nghe người ta nói cái gì mình hiểu biết được đó là nói rõ, còn nói nghe không hiểu mình nói bí mật quá, không hiểu. Như vậy cái không hiểu mình cho đó là mật, cái hiểu là cái hiển.

Phật không có nói gì dấu mình nhưng tại mình chưa hiểu, trình độ chưa tới mình không hiểu thì gọi đó là mật. Phật nói đạo, cho nên nói đạo không có hiển không có mật, Phật nói đều muốn cho mình biết tại mình chưa có hiểu tới. Dụ như mình đang học lớp 3, lớp 4 mà có ông giáo sư dạy đại học ổng lại ngồi giảng những toán, những cái hình trên trời trên mây mình nghe không hiểu gì hết, vậy nói ổng hiển hay mật, ờ nói ổng nói không hiểu , bí mật quá. Thì như vậy trình độ chưa tới thì không hiểu thì mình nói đó là mật, chứ còn đạo không có mật không có hiển. Phật nói cốt cho mình hiểu mình tu tức là đều rõ ràng, nhưng khi người thực hành thấy cũng như có mật có hiển đó là khi mình tu những cái đó mình hiểu được, cái hồi xưa cho là mật bây giờ hiểu rồi thì sao? Hiển mất rồi. Thì như vậy nói hiển nói mật là một lối nói chớ sự thật trên đường tu còn thấp cái chưa tới thì gọi là mật, khi lên cao rồi cái mật trước thành hiển mất rồi. Nên không có gì cố định hiển cố định mật.

Còn ở trong nhà Phật có chia ra Mật giáo và Hiển giáo, nói để chó quý Phật tử hiểu rõ. Mật giáo chỉ cho người trì chú, chuyên về Mật tông vì câu chú không giải thich cho mình hiểu cho nên gọi là mật. Còn hiển giáo là kinh, mình học kinh Phật dạy quý thầy giảng rõ cái hiểu gọi đó là Hiển giáo. Chuyện tu cái gì chưa hiểu là mật còn hiểu rồi là hiển hết chơn.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 715
  • Khách viếng thăm: 707
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 41316
  • Tháng hiện tại: 1386520
  • Tổng lượt truy cập: 76329115

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile