Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 23

Đăng lúc: Thứ bảy - 30/08/2014 08:44 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 23

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 23

Phật Tử hỏi:

Kính xin thầy hoan hỷ giảng giải cho chúng con được rõ:
1. Ngài A Nan tu thế nào mà chỉ 1 đêm là ngộ đạo, Ngài ứng thinh liền ngộ hay còn có pháp nào khác?
2. Thế nào là kinh vô sự? Là pháp vô vi?
3. Thiền Chuyển Luân có phải là kinh vô sự? là pháp vô vi không?
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

1. Ngài A Nan tu hành thế nào mà chỉ 1 đêm ngộ đạo, thì quý vị nghe nói 1 đêm. Tức là khi Tổ Ca Diếp triệu tập họp tụng lại lời Phật, chúng ta dùng từ gọi là kiết tập. Người nào chứng A La Hán mới được vào hội vì sợ những người chưa chứng quả có thể lầm lộn làm mất giá trị kinh nên Ngài chọn người chứng được A La Hán mới được vào. Ngài A Nan lúc đó chưa chứng A La Hán cho nên vào không được Ngài buồn và ra ngoài ngồi thiền tới sáng ngộ đạo chứng A La Hán được mời vô kiết tập kinh.

Thì Phật tử này hỏi sao tu có 1 đêm, chỉ 1 đêm mà được ngộ đạo? Tôi nói ví dụ quý Phật tử hiểu như có 1 trái như xoài, bưởi…khi nó có trái cho đến chín, gió thổi rụng. Khi gió thổi rụng thì quý vị có thể hỏi “trái này sao mới thấy trên cây giờ chín rụng, mới thấy trên cây đây giờ chín rụng” mới chín mới rụng hay là nó đã có từ mấy tháng rồi? từ trái nhỏ xíu xiu lần lần nó lớn, lớn lớn rồi già đến chín, chín gió thổi rụng, khi gió rụng là nó đã mùi, gió nhẹ là rụng. Thời gian nó rụng là bao lâu? Chỉ 1 tí gió là rơi xuống.

Thì cũng vậy Ngài A Nan đã tu theo Phật 25 năm làm thị giả trong lúc đó Ngài tu nhưng chưa mùi. Ngài thêm 1 đêm nổ lực tí nữa thì rụng chứng quả A La Hán thì cái đó là cái chót thôi chớ không phải ban đầu, Phật tử này hỏi tưởng như cái ban đầu.

Còn nói Ngài ứng thinh liền ngộ hay có pháp gì khác? Nói ứng thinh ngộ là không phải. Mà Ngài thấy được cái gì đó Ngài mới ứng thị dạ từ đó Ngài ngộ, chứ không phải cái ứng thinh là ngộ.

2 + 3. Thế nào là kinh vô sự? Là pháp vô vi? Thiệt ra thì nói kinh vô sự nói pháp vô vi là 1 lối nói. Kinh vô sự là kinh gì? Là tâm kinh. Mà tâm kinh là kinh nào? Bát Nhã phải không? Thường thường nói Bát Nhã Tâm Kinh, thật ra tâm kinh là chỉ cho tất cả lời Phật dạy đều hướng về nội tâm của mình mà tu mà sửa. Cho nên tu là tu ở tự tâm ngộ là cũng là ngộ ở tự tâm, mà tâm mình có chữ không? Tâm mình có lời không? Cho nên nói kinh vô sự là chỉ về tâm, mà tâm nó không phải là chữ cho nên nói là vô sự. 

Còn pháp vô vi? Đạo Phật nói phàm cái gì có sanh, trụ, diệt 3 thứ đó hay có chỗ nói sanh, trụ, dị, diệt 4 thứ đó gọi là pháp hữu vi. Hữu vi là cái đó có sinh ra dừng lại 1 thời gian rồi bị hoại đi. Cái nào không sinh không trụ không diệt thì là vô vi. Như vậy để nói thân chúng ta như hồi nảy có nói, thân này có già có chết, tức là sanh, già, bệnh, chết là hữu vi. Còn cái tánh chúng ta có già không? Không già không chết cái đó là vô vi, vô vi là chỉ cho tánh của mình cho nên không phải Chuyển luân xa là vô vi.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 258
  • Hôm nay: 71445
  • Tháng hiện tại: 457229
  • Tổng lượt truy cập: 84268312

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile