Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tám Căn Cứ Lười Biếng

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/06/2012 13:53 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tám Căn Cứ Lười Biếng

Tám Căn Cứ Lười Biếng

 

Tám Căn Cứ Lười Biếng


Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, IX-80), Phật dạy: Chúng sanh có tám căn cứ lười biếng. Thế nào là tám ?

1. Ta có việc sẽ làm (bởi vì có việc sẽ làm nên ưng nằm nghĩ để mai làm).

2. Ta có việc đã làm (vì đã làm mệt nên nghĩ cho khỏe).

3. Ta có việc sẽ đi (mai sẽ đi đâu nên nghĩ để đi)

4. Ta có việc đã đi (đi đường dài mệt nằm nghĩ cho hết mệt).

5. Ði khất thực được thức ăn không như ý (ăn thiếu ưng nằm nghĩ để khỏi đói).

6. Khất thực như ý (ăn no tu không được, để hết no sẽ tu).

7. Bệnh ít ít (có chút ít bệnh, nghĩ cho khỏe).

8. Bệnh nhiều mới khỏi (Bệnh mới khỏi nên dưỡng cho mau bình phục sẽ tu).

Trái lại, Phật dạy nên biết chuyển đổi quan niệm sẽ thành tinh tấn. Chuyển đổi quan niệm thế nào?

1. Nếu ngày mai có việc sẽ làm ta nên khởi nghĩ: Mai ta có việc phải làm, nay phải ráng tu để mai tu không được.

2. Nếu làm xong việc ta nên khởi nghĩ: Hôm qua bận việc, nay đã làm xong ráng tu bù lại hôm qua tu ít.

3. Ngày mai có việc đi đâu ta nên khởi nghĩ: Mai sẽ đi không tu được, nay ráng lo tu.

4. Khi đã đi qua con đường dài ta nên khởi nghĩ: Ðã đi không tu được, đi xong phải ráng tu.

5. Khi nhận thức ăn (khất thực) không như ý ta nên khởi nghĩ: Ăn ít bụng nhẹ dễ tu.

6. Khi nhận thức ăn (khất thực) như ý ta nên khởi nghĩ: Ðược cúng dường đầy đủ ráng tu để khỏi thiếu nợ thí chủ.

7. Khi bệnh chút ít ta nên khởi nghĩ: Bệnh còn ít ráng tu để bệnh nhiều tu không được.

8. Khi bệnh nặng đã hết nên khởi nghĩ: Bệnh lâu không tu được nay khỏi bệnh ráng tu bù lại.

Bình:

Xin nhắc lại, tám căn cứ giải đãi nêu trên là những điều thiết thực, mà người tu dễ bị gạt. Bởi bị lừa gạt nên xuôi thuận chiều ăn ngủ mà không tiến đạo. Trái lại, nếu một phen biết chuyển tâm niệm như đã giải thích trên thì nó sẽ giúp ta tiến lên đến đạo giải thoát.

Chúng ta vẫn còn nhớ gương đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng Ngài Di Lặc đồng thời tu. Ðức Bổn Sư do tinh tấn mà nay đã thành Phật, trái lại đức Di Lặc vẫn còn làm vị Bồ Tát và sẽ thành Phật ở tương lai xa tít.

Vì thế, tinh tấn rất thiết yếu cho người tu tập các hạnh lành, bởi lẽ đó mà được sắp vào hàng thứ ba trong sáu pháp Ba la mật.


Nguồn tin: thuongchieu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 131
  • Khách viếng thăm: 130
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 20857
  • Tháng hiện tại: 435719
  • Tổng lượt truy cập: 59875736

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile