Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Đi tìm bến đỗ

Đăng lúc: Thứ hai - 20/05/2013 12:06 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
...Muốn thắng được mình phải nỗ lực công phu tu tập, ai cũng biết điều này. Nhưng để giữ vững bến đỗ của mình thì cần phải làm gì?
Đi tìm bến đỗ

Đi tìm bến đỗ

Trên dải đất hẹp hình chữ S này, từ buổi bình minh của lịch sử loài người cho đến nay, nhân dân ta đã trải qua mấy nghìn năm chiến đấu với thiên tai, ngoại xâm, ách thống trị phong kiến... để tồn tại, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ngày nay, đất nước thanh bình, mọi người cùng chung tay xây dựng. Ông bà ta thường nói: “Nhân vô thập toàn”, vì thế mỗi người mỗi việc tùy theo khả năng của mình mà đóng góp cho xã hội. Phật giáo cũng góp vai trò không kém phần quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Vậy nương theo giáo lý của đạo Phật, cho dù là quý Tăng Ni hay cư sĩ tại gia đều có chung bổn phận, trách nhiệm tìm cho mình một bến đỗ an toàn, vững vàng để trở thành con người trí tuệ, không bị tham – sân – si chi phối giúp ích cho đời và đạo.

Muốn thắng được mình phải nỗ lực công phu tu tập, ai cũng biết điều này. Nhưng để giữ vững bến đỗ của mình thì cần phải làm gì?

Ngoài yếu tố cá nhân, theo tôi nghĩ còn có sự hỗ trợ của cha mẹ. Làm cha làm mẹ ai cũng mong con mình học giỏi, hiểu rộng thế nhưng điều quan trọng là phải hiểu được tính ý từng người con của mình để có hướng dạy dỗ thích hợp. Đồng thời, tùy theo khả năng, sở trường, sở đoản của con mình mà chỉ dẫn cho con đường đi đúng đắn để không phải hối hận về sau.

Nói thì dễ nhưng làm mới khó bởi không phải đứa con nào cũng ngoan, biết vâng lời cha mẹ. Tuy nhiên, cũng không phải cha mẹ nào cũng hiểu hết được con. Đôi khi vì quá đam mê với sự nghiệp, quá khát vọng làm việc mà người cha lại hay yêu cầu, đòi hỏi quá mức so với khả năng của con mình, dẫn đến tình trạng người con sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi, cảm thấy bị áp lực khi cha mẹ áp đặt cho mình. Nếu không làm theo đúng ý thì sợ cha giận và nghĩ là xem thường lời nói của cha nên người con phải đành buông xuôi theo dòng chảy của thế gian thường tình. Chính từ đây đã tạo ra sự ngăn cách giữa cha và con và bến đỗ mà người con đã chọn giờ đã chuyển sang hướng khác. Liệu cha có còn yên tâm không khi những đứa con bấy lâu nay mình thương yêu, lo lắng nay đã ra đi... Liệu bến đỗ tiếp theo sẽ như thế nào giữa dòng đời vạn biến này?

Cho dù ở bến đỗ nào đi chăng nữa, người con cũng vẫn vững chãi trước những ranh giới mong manh của cuộc đời được gọi tên là vô thường.

Dẫu biết rằng hạnh phúc là do chính mình tạo nên, tu nhiều hạnh phúc nhiều, tu ít hạnh phúc ít chứ không ai giáng họa hay tạo phước cho mình được. Đó là một lẽ thật, lẽ đương nhiên của kiếp người. Thế nhưng, con vẫn cần được nương tựa vào cha, vẫn khát khao được cha hiểu mình nhiều hơn, thông cảm với những khó khăn trở ngại của con nhiều hơn nữa, có được như vậy những người con của cha sẽ phát huy ưu điểm của mình đồng thời sẽ tự tin, bản lĩnh hơn trước bến đỗ mà con đã chọn.

Từng ngày được ở bên cha, con cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Kính ngưỡng cầu Tam Bảo hộ trì cho cha con được dồi dào sức khỏe, vô lượng an lạc, vạn sự cát tường. Và con xin chúc cho mọi người hãy giữ vững bến đỗ của mình để chuyên tâm tu tập, tăng trưởng nội lực, tiếp tục vun bồi thiện căn, tin sâu nhân quả để sống tốt, hướng đến tự thân giải thoát và lợi lạc chúng sanh.

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Thảo
Nguồn tin: Chùa Hoằng Pháp
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 88
  • Hôm nay: 40678
  • Tháng hiện tại: 419496
  • Tổng lượt truy cập: 79288360

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile