Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

HIẾU HẠNH CỦA THIỀN SƯ

Đăng lúc: Thứ tư - 10/08/2016 04:55 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
HIẾU HẠNH CỦA THIỀN SƯ

HIẾU HẠNH CỦA THIỀN SƯ

HIẾU HẠNH CỦA THIỀN SƯ


THIỀN SƯ TÔNG DIỄN (1640 -1711) hiệu Chân Dung , khi còn bé cha đã mất, mẹ buôn gánh bán bưng nuôi Sư.

Khi Sư được 12 tuổi, một lần trước khi ra chợ, bà dặn Sư ở nhà giả cấy làm cơm. Không ngờ, thấy mấy con cáy tuôn ra những hạt bọt trắng như đang khóc, Sư thương quá, giở nắp  giỏ thả hết xuống ao.

Trưa đi bán về, vừa nhọc vừa đói, nhưng ngồi vào mâm không thấy canh đâu, bà  hỏi, Sư liền thưa “Con định đem cáy đi giã, nhưng thấy chúng khóc thành thả hết xuống ao rồi”. Bà nổi giận lấy roi rượt Sư. Sư cũng biệt tăm từ đó.

Hơn 30 năm sau, làm Hòa thượng trụ trì một ngôi chùa rồi, Sư mới về quê tìm mẹ.

Trên đường, thấy một bà lão đầu tóc bạc phơ đang châm trà bán cho khách, Sư hỏi lai lịch. Biết là mẹ mình, Sư ướm thử “Bà ưng ở chùa không? Chúng tôi thỉnh bà về, cho bà nương bóng từ bi trong những ngày già yếu bệnh hoạn”.

Bà nói “Tôi già rồi, đâu làm gì nổi mà vào chùa công quả. Không làm mà ăn cơm chùa tội lắm”.

Sư nói “Bà đừng ngại, ở chùa có nhiều việc, người mạnh gánh nước bửa củi, nấu cơm, người yếu quét sân, nhổ cỏ, miễn có làm chút ít, còn thì giờ tụng kinh niệm Phật là tốt”.

Bà lão thấy Sư có lòng tốt bèn nói “Nếu Thầy giúp kẻ cô quả này, tôi rất mang ơn”.

Sư hẹn ít hôm sau sẽ trở lại. Về chùa, Sư họp Tăng chúng hỏi ý kiến. Toàn chúng đều đồng ý. Sư cho cất một am tranh gần chùa để bà sớm hôm tụng kinh niệm Phật, thời giờ còn lại thì quét sân, nhổ cỏ. Cứ theo sức mình mà làm.

Thời gian sau, bà lão bệnh, Sư biết bà không qua được, nhưng vì có duyên sự phải đi nên dặn chúng “Nếu bà lão có mệnh hệ gì, đừng đậy nắp quan tài, đợi ta về sẽ hay”.

Mấy hôm sau bà mất, Tăng chúng làm đúng như lời Sư dặn. Sư về nhìn mặt bà  lần cuối rồi đậy nắp quan tài, nói to “Như lời Phật dạy : Một người tu hành ngộ đạo cha mẹ sanh thiên. Nếu lời ấy không ngoa, xin cho quan tài bay lên hư không để chứng minh lời Phật nói là đúng”. Nói rồi, Sư cầm tích trượng gõ ba cái, quan tài từ từ bay lên hư không rồi hạ xuống. Lúc này, mọi người mới biết bà lão là mẹ của Sư.

Sau này, chỗ quán bán trà của mẹ, Sư lập một ngôi chùa tên “Mại Trà Lai Tự”, còn  am bà ở thì để tên “Dưỡng Mẫu Đường”.
 
THIỀN SƯ HOÀNG BÁ sau khi xuất gia, nghĩ rằng cần buông bỏ ân tình đạt đến vô vi mới là cách báo ân chân thật, nên qua 30 năm sinh hoạt thiền giả mà chưa từng về quê thăm nhà. Lúc 51 tuổi, một lần đi tham vấn ngang qua quán nước thì gặp mẫu thân.

Do ngày đêm thương nhớ Sư, bà khóc mù cả mắt. Muốn tìm con trai, bà lập quán trà bên đường. Ngoài việc chiêu đãi trà cho tăng nhân,  bà còn rửa chân để  tỏ lòng tôn kính. Đó là cách mà bà tìm con. Vì trên bàn chân của thiền sư Hoàng Bá có một vết thẹo.

Biết tâm niệm của mẹ, Hoàng Bá chỉ đưa chân không có vết thẹo cho bà rửa, vừa kể chuyện đức Phật xuất gia cho bà nghe, hy vọng thân mẫu có lòng tin với Phật pháp. Được hai lần, hàng xóm thấy không đành báo cho bà biết. Nghe xong bà liền chạy theo, khi ấy thiền sư Hoàng Bá đã lên thuyền, thuyền cũng vừa ra khơi. Bà trượt chân xuống sông và bị nước dìm chết. Thiền sư Hoàng Bá động lòng trắc ẩn, khóc mà nói rằng  “Một đứa con đắc đạo, chín họ được thăng thiên. Nếu không được thăng thiên thì chư Phật nói dối”. Nói xong Sư quay thuyền trở lại hỏa táng thân mẫu và nói bài kệ :

            Mẹ tôi suốt kiếp mê tự tâm
            Hôm nay hoa nở bồ đề tâm
            Sau này tam hội nếu gặp lại
           Qui mạng Đại Bi Quán Thế Âm

Thiền sư Hoàng Bá nói kệ xong, mọi người đều thấy bà từ ngọn lửa thăng lên hư không.  

THIỀN SƯ TÙNG VÂN sau khi xuất gia học thiền, nghĩ mẹ già không ai chăm sóc thành xây một ngôi thiền thất đem mẹ về ở chung.  

Hàng ngày ngoài việc tham thiền, Sư giúp người sao chép kinh, có chút ít tiền nuôi mẹ. Có điều mẹ Sư ăn mặn thành Sư phải ra chợ mua cá thịt. Người đời đàm tiếu không ít. Nhưng Sư vẫn mặc nhiên như không. Bà cụ thấy con bị tai tiếng nên chuyển qua ăn chay.

Một lần do đến thuyết pháp tại nhà một người nữ mà Sư bị người trong làng phá hủy ngôi thất, đuổi Sư ra khỏi đó. Bất đắc dĩ Sư phải gởi mẹ cho người thay mình nuôi dưỡng và vân du tham học các nơi. Trải hơn một năm, mẹ Sư mang bệnh rồi mất, người làng tẩm liệm qua loa để cử hành tang lễ. Tùng Vân trở về, đứng trướcquan tài nói “Mẹ! Con đã về, con đem thiền đạo này hồi hướng cho mẹ sinh cõi Phật, không còn trở lại cõi đời thọ khổ nữa. Con cũng vui như mẹ”. Rồi nói với mọi người “Tang lễ đã xong, an táng được rồi”. Năm ấy bà cụ 68 tuổi, Tùng Vân 30 tuổi.
Lúc Sư 56 tuổi, Sư triệu tập đệ tử đến từ biệt. Rồi đến trước chân dung của mẹ dâng hương và làm bài kệ :

                    Nhà trọ nhân gian
                    Năm mươi sáu năm
                    Mưa xong trời tạnh
                    Một vầng trăng sáng
                    
Xong, Sư an nhiên thị tịch.          

THIỀN SƯ NGƯỠNG SƠN HUỆ TỊCH, lúc 9 tuổi được cha mẹ đưa đến chùa Hòa An ở Quảng Châu xuât gia. Đến 14 tuổi, cha mẹ đột nhiên bắt Sư hoàn tục về nhà lấy vợ.
 
Thiên sư Huệ Tịch hỏi rõ nguyên nhân, biết lúc đầu cha mẹ cho xuất gia, là do thầy bói nói mạng Sư phạm hung sát, nếu không cho đi tu cầu sự gia bị của Bồ tát thì không cách gì nuôi dưỡng được. Nay ách vận đã qua, cha mẹ liền muốn Sư hoàn tục kết hôn.

Thiền sư Huệ Tịch đối với sự dụng tâm cực khổ của cha mẹ, tuy rất cảm động, nhưng thấy cha mẹ lợi dụng cửa Phật để  bảo toàn tính mạng cho mình, nay ách nạn đã qua, lại muốn bỏ rơi … Hành vi ngụy biện nguy chứng đó nhất đình chiêu lấy báo ứng không hay, nên quyết tâm không theo tâm nguyện của cha mẹ. Nhưng biết lời nói của mình không có tác dụng, nên nhằm lúc người nhà không thấy, lấy dao chẻ củi chặt đứt hai ngón tay ở  bàn tay trái, máu tươi tuôn dầm dề, rồi bưng đi gặp cha mẹ. Sư quì mãi không dậy, một mực cầu khẩn cha mẹ cho phép hoàn thành tâm nguyện xuất gia.
Cha mẹ thấy vậy, đành phải cho Huệ Tịch trở lại Thiền môn.

Thiền sư Huệ Tịch sau là đại đệ tử nổi tiếng của thiền sư Qui Sơn Linh Hựu, thành tựu hệ phái tông Qui Ngưỡng trong thiền tông Trung Quốc, mọi người gọi sư là Tiểu Thích Ca.       

 

Nguồn tin: thuongchieu.net
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

CÁC NGÀY VÍA PHẬT

Tháng GiêngNgày mồng một, vía Đức Phật Di Lặc Tháng HaiNgày mồng tám, vía Đức Phật Thích Ca xuất giaNgày rằm,vía Đức Phật Thích Ca nhập diệtNgày 19,vía Đức Quán Thế Âm Bồ tátNgày 21,vía Đức Phổ Hiền Bồ tát Tháng BaNgày 19,vía Đức Chuẩn Đề Bồ tát Tháng TưNgày mồng bốn,vía Đức Văn Thù Bồ tátNgày...

Thống kê

  • Đang truy cập: 451
  • Khách viếng thăm: 443
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 31989
  • Tháng hiện tại: 1377193
  • Tổng lượt truy cập: 76319788

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile