Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 36

Đăng lúc: Thứ hai - 22/12/2014 08:26 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 36

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 36

Phật Tử hỏi:

Kính xin Hòa Thượng giải thích câu “Nhị đế dung thông tam muội ấn” nhị đế là thế nào, tam muội là thế nào? Sử dụng tam muội ấn để làm gì?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Nhị đế trong nhà Phật nói là: tục đế và chân đế. Nói đủ là thế tục đế và chân đế. Thế tục đế là chỉ cho những cái lẽ thực mà của thế gian chấp nhận còn chân đế là cái lẽ thực đúng chân lý chỉ có người giác ngộ mới thấy. 2 cái này thường chúng ta hay mắc kẹt đây là thế tục đế kia là chân đế.

Chân và tục nó có 2 cái lãnh vực riêng, nó có 2 giới hạn. Nói gần dễ hiểu ví dụ tôi xuất gia quý đạo hữu tại gia thì tại gia gọi là người thế tục, người xuất gia là người tu hạnh giải thoát. Nhưng mà nếu nói như vậy đó thì nó chỉ có trúng 1 phần nào thôi chớ không phải là chân lý. Nếu quý đạo hữu ở thế tục mà tâm mình hằng ngày sống hết sức là đạo vị hết sức thanh bạch, còn người xuất gia như chúng tôi còn nghĩ chuyện lợi chuyện danh v..v.. thì sao? Ai là giải thoát? Như vậy cái thế tục và cái xuất thế đó 2 cái có thể là khi mình đặt đây thế tục là thế tục suốt kiếp không? Hẳn là xuất thế thì xuất thế thiệt không? Chỉ là ngôn từ bởi vậy cho nên cái người hiểu đạo không có dính 2 bên, như nảy giờ chư tổ thường dạy là không dính cả 2 bên không kẹt bên thế tục cũng không kẹt bên chân đế. 2 bên đều dung hợp nhau thì đó gọi là nhị đế dung thông tam muội ấn. Cái ấn chánh định là 2 đế nó hợp nhau tức là đừng có tách rời cũng như thế tục và xuất thế đều là dung hợp nhau, chứ đừng nhìn thấy mình là khác người kia là khác mà phải dung hợp không có cái chia ra tách ra theo cái quan niệm thông thường. Đó là nói như vậy để giải thích về 2 đế.

Rồi hỏi tam muội ấn là như thế nào? Chữ ấn lá con dấu như mình nói dấu ấn đó, con dấu gì để chỉ cho tam muội mà trong nhà thiền hay gọi là truyền tâm ấn đó. Tức là tâm của ông thầy và tâm đứa đệ tử cái thấy hợp nhau thì gọi là truyền tâm ấn. Ấn là in tức tâm người này và tâm người kia in nhau không có sai biệt cũng như ở trên con dấu, cũng như trên con dấu in xuống giấy chữ trên con dấu và chữ trên giấy có khác nhau hay không? Nó hiện rõ chứ nó không có khác. Vì vậy chữ tam muội ấn là cái ân tam muội tức ấn chánh định muốn được ấn chánh định đó hay mình nói cụ thể muốn đạt được chánh định viên mãn thì đừng còn thấy có 2 đế riêng biệt. 

Câu chót Phật tử này hỏi sử dụng tam muội ấn để làm gì? Tôi trả lời sử dụng tam muội ấn để thành Phật.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 364
  • Khách viếng thăm: 363
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 78687
  • Tháng hiện tại: 464471
  • Tổng lượt truy cập: 84275554

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile