Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 30

Đăng lúc: Thứ bảy - 18/10/2014 20:02 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
“Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật”
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 30

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 30

Phật Tử hỏi:
Cách nhìn giữa chúng sanh, Bồ Tát, và Thiền Sư ví dụ: cùng cây gậy phàm phu cho cậy gậy là thật nên khởi tâm phân biệt tốt xấu. 

Nhị thừa cho cây gậy là không, vô thường sẽ mục nát hư hoại.

Duyên giác gọi đó là huyễn hóa do nhân duyên sanh

Bồ tát cho nó là đương thể tức không thấy tột độ lưới nhân duyên, không cần quán sát nữa biết rõ không thực tánh nên nói đương thể không.

Thiền gia thấy cậy gậy là cây gậy, đi chỉ đi ngồi chỉ ngồi không động đến, không bị khái niệm nào chen vào (tức là trực diện đối cảnh không tâm không khởi niệm) xin Hòa Thượng khai thị giữa cái nhìn của Thiền Sư và Bồ Tát. Như vậy thiền sư nhìn có khác với bồ tát nhìn hay không?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:
Trong cuốn “Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20” tôi có dẫn câu chuyện này cho nên Phật tử này có đọc hơi nghi. Như vậy Thiền Sư nhìn với Bồ Tát nhìn 2 cái nhìn khác ở chỗ nào? Tôi xin nói rõ, trong đây có nêu lên bồ tát thì thấy các pháp đương thể tức không còn thiền gia thấy cây gậy là cây gậy. Sở dĩ khác là thế này , căn cứ trên giáo lý Phật có chia làm ngũ thừa mà thừa cuối là bồ tát thừa. Vì giáo Phật chia từng bậc tu và từng pháp riêng của mỗi bậc. Ví dụ như ngũ giới dành cho người tại gia, Sa Di giới dành cho người xuất gia ban đầu, bồ tát giới…v.v..

Hàng Thanh Văn quán thế nào, Duyên Giác quán thế nào, Bồ Tát quán thế nào đều có pháp tu và pháp quán. Mà có pháp tu và pháp quán tức là còn mượn phương tiện mà nhà thiền có mượn phương tiện không? Nhà thiền thì đa số nhất là Thiền Tông gọi là “trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật” không có mượn phương tiện. Mà không mượn phương tiện thì không có dùng pháp quán.

Bởi vì Bồ Tát quán thâm lý Bát Nhã cho nên vừa thấy sự vật biết đương thể tức không nó không có thiệt , thấy rõ khỏi cần suy ngẫm. Còn thiền sư thì không phải vậy, hỏi chớ mình quán các pháp nó không thiệt. Ví dụ tôi nói đương thể tức không rồi quý vị thấy người, vật, âm thanh… cũng biết không thiệt thì quý vị có nhiễm cái gì không? Không nhiễm gì thì tâm quý vị có động không? Thì thấy tất cả các pháp đương thể tức không mà tâm mình cũng bình an “tâm an bất động. Bây giờ thấy cây gậy là cây gậy mà không khởi nghĩ gì hết tâm an không? Tâm cũng an cũng bất động. Nhưng cái kia do dùng giáo lý phật để quán thuần thuật thì tới chỗ đó, bây giờ đi thẳng rằng các niệm khởi điều là bệnh điều là mê cho nên mình không cho chạy theo niệm khởi tâm mình nó như như.

Tâm như như thấy cậy gậy là cậy gậy khỏi cần quán gì hết, với bồ tát thấy đó là cậy gậy biết đó là không. 2 cái khác nhưng mà 2 bên bên này tâm như như bên kia cũng tâm như như, có khác không? Không có khác. Như vậy cái nhìn 1 bên theo giáo lý, 1 bên không theo vọng tưởng, bên kia theo giáo lý quán nên không dính và bên đây không theo vọng tưởng thì có dính không? 2 bên đều không dính như nhau cho nên về mặt tâm như như thì không khác, nhưng đứng về phương tiện thì có khác.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Cách gởi bài viết về Ban Biên Tập

Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...

Thống kê

  • Đang truy cập: 410
  • Khách viếng thăm: 406
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 31475
  • Tháng hiện tại: 1376679
  • Tổng lượt truy cập: 76319274

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile