Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 28

Đăng lúc: Thứ bảy - 04/10/2014 09:03 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Ở đời không có cái vẹn toàn...
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 28

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 28

Phật Tử hỏi:

Con xin Hòa Thượng giảng cho con hiểu 1 nàng dâu mới về nhà chồng và cũng vừa quy y xong. Nhà chồng có đám giỗ và bảo cô làm gà nếu không làm thì mang tội bất hiếu làm thì phạm tội sát sanh. Vậy làm thế nào khhông mang tội bất hiếu và không mang tội sát sanh?

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

Câu hỏi này thường lắm nhưng rất thực tế mà giải quyết dễ hay khó? Tôi có nhớ hồi thủơ nhỏ tôi cha mẹ hay dạy khi nào cắt cổ gà thì tụng chú Vãng Sanh cho nó vãng sanh như vậy cắt cổ gà không tội. Nhưng tôi thấy như vậy hơi tàn nhẫn quá vừa tụng chú vừa cắt cổ gà, tụng chú có nghĩa là tu mà còn cắt cổ người ta thiệt không ổn, tàn nhẫn quá. Bây giờ giả sử có ai đó đưa cái dao hay kiếm trước cổ mình cắt cổ và tụng chú để mình vãng sanh mình chịu không? Chắc không bao giờ chịu điều đó mà mình lại đi làm việc đó thấy hơi tàn nhẫn quá.

Thì như vậy muốn tránh tội sát sanh Phật tử này hỏi phải làm sao đây? Nếu từ chối không có cắt thì bị tội bất hiếu cha mẹ chồng còn làm thì phạm tội sát sanh, làm sao cho tròn cả 2 bên? Thiệt ra nếu nói thẳng ở đời không có cái vẹn toàn, muốn vẹn toàn thì thật khó xử. Ở đây tôi giải thích bằng cách chưa vẹn toàn, nếu mà Phật tử này làm con dâu vì hiếu với mẹ chồng mà cắt cổ gà thì khi cắt cổ gà mình cam chịu tội với con gà để tròn chữ hiếu với bên chồng, còn nếu vì mình xem mạng chúng sanh là lớn không nỡ giết sinh mạng chúng sinh dù cho mình chết cũng cam thì mình chịu bất hiếu với cha mẹ chồng, giữ được giới sát sinh. Thì tùy cái nhìn cái nào nặng thì được 1 cái và phải mất 1 cái, phải chấp nhận ví dụ như mình vì mẹ chồng mà làm tròn chữ hiếu thì phải chấp nhận tội sát sanh, còn nếu vì sinh mạng trên chữ hiếu thì mình phải chấp nhận tội bất hiếu. Được phân nửa thôi chớ không thể nào trọn vẹn được.
Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 356
  • Khách viếng thăm: 341
  • Máy chủ tìm kiếm: 15
  • Hôm nay: 5042
  • Tháng hiện tại: 1677815
  • Tổng lượt truy cập: 76620410

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile