Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 26

Đăng lúc: Thứ bảy - 20/09/2014 11:08 - Người đăng bài viết: Diệu Thành
Thấy cái gì đẹp xấu đừng có dính, nghe khen chê đừng dính nhiêu đó dễ tu chưa? Nhiêu đó cũng là Thánh con con rồi, dễ quá dễ đơn giản vô cùng....
Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 26

Tham Vấn HT. Thích Thanh Từ - Câu 26

Phật Tử hỏi:
Kính xin Hòa Thượng giảng cho con được rõ ràng:

1. Chơn pháp, ngã pháp tất cả các pháp đều là Phật pháp. Kính xin Hòa Thượng giải thích cho con rõ được chữ pháp. Vì chữ pháp quá bao gồm nên con chưa hiểu đúng nghĩa.

2. Trong kinh Kim Cang có câu: Tu Bồ Ðề! Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí. Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thinh hương vị xúc pháp bố thí. Bất ưng trụ pháp bố thí nghĩa là gì? Kính xin Hòa Thượng giải giảng cho con được rõ.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


Sư Ông đáp:

1. Phật tử này hỏi về nghĩa của chữ pháp, tuy rằng nói chơn pháp hay ngã pháp hay nói tất cả đều là Phật pháp nghĩa là sao? Chữ pháp này có 2 phần, phần sự và phần lý.

Phần sự chữ pháp là vật này vật nọ vật kia, cái này cái nọ cái kia, cái gì có tên đều gọi là pháp….cái bàn cũng là 1 pháp, cái tăm cũng là 1 pháp có tên đều là thuộc pháp thì đó là nghĩa phần sự.

Nghĩa phần lý thì chỉ cho cái pháp trùm khắp không có giới hạn cho nên nói tất cả các pháp đều là Phật pháp. Chữ pháp trong kinh Phật có những trường hợp Phật dạy pháp là cái thể trùm khắp cho nên mới dùng chữ là chơn pháp, pháp tánh.

Chữ pháp thể trùm khắp không có giới hạn là về lý, bên chữ pháp kia là sự chỉ cho cái gì có tên đều là pháp.

2. Đây cũng còn thắc mắc chữ pháp như vậy chữ pháp không nên trụ “bất ưng trụ” chữ pháp chỉ cho nghĩa là gì? Quý vị nghe có thể đoán ra chưa? Sự hay lý? Sự vì có tên, nói rằng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chữ pháp trong kinh nói là 6 trần. “Pháp” đó thuộc bóng dáng ở trong tâm mình, như khi quý vị khởi nghĩ thì nghĩ cái gì? Nghĩ về người thì bóng người hiện ra, về vật thì bóng vật hiện ra, nghĩ về thành phố thì thành phố hiện ra,… cái mà hiện ra theo ý nghĩ của mình gọi là pháp trần. 

Pháp trần đó có cái tên người, vật hoặc thành phố… có cái tên vậy pháp đó thuộc về sự. Trong kinh Phật dạy làm sao Bồ Tát đừng có trụ pháp tức là đừng dính với tất cả cái có danh tự hình tướng bên ngoài. Tôi nói gọn hơn chữ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà mình không dính thì mình có tham sân si gì không nè? Như vậy có thành Thánh chưa? Tâm mình có động không? Tâm không động tức là trụ rồi, không trụ mà trụ. Còn nếu trụ vào 6 trần thì trụ chưa? ờ vậy thì dính mắc vào 6 trần thì cái tâm mình loạn. Không trụ nơi 6 trần thì tâm mình đang an trụ, hỏi làm sao an trụ tâm mình thì chỉ cần không dính với 6 trần là trụ rồi.

Bây giờ tôi nói gần, nói 6 trần hơi nhiều chỉ cần 2 trần thôi quý vị đừng trụ giùm tôi

1. Sắc

2. Thanh

Thấy cái gì đẹp xấu đừng có dính, nghe khen chê đừng dính nhiêu đó dễ tu chưa? Nhiêu đó cũng là Thánh con con rồi, dễ quá dễ đơn giản vô cùng. Nghe khen cũng không mừng bị chê cũng không giận bởi vì tiếng đó qua rồi cũng mất chứ có gì đâu. Thấy cái tốt cũng không có đắm mê, cái xấu cũng không ghét thì như vậy cả ngày tâm mình thảnh thơi biết mấy. Tại mình bị khen chê là tâm mình rối, mấy cái đó mình không dính gì hết tâm mình rối không? Tu gần quá, dễ quá đâu có gì huyền bí phải không? Mà hết khổ ngay tức khắc, quý vị thấy có phải hết khổ không?

Giả sử có ai khen mình không mừng, ai chê mình không giận có hết khổ không? Sở dĩ mình buồn bực khổ sở là bị người kia chê người khi dễ rồi đủ thứ. Như vậy thì muốn trụ tâm thì đừng dính với 6 trần tức là đừng trụ nơi pháp, pháp tức là những cái gì có danh có tướng thì đó là tâm an trụ.

Trích từ “Sử 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa & Tham Vấn”
H.T thiền sư Thích Thanh Từ

 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Giới thiệu về Thiền Lâm

LỜI NGỎ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni ! Kính thưa quý Phật tử và quý Thiện hữu tri thức ! Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị thôi thúc, cuốn hút bởi rất nhiều thông tin từ mọi hướng nhưng không ai trong chúng ta lại không nhìn nhận rằng, công nghệ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 34
  • Khách viếng thăm: 33
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 407
  • Tháng hiện tại: 199433
  • Tổng lượt truy cập: 59639450

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile