Nguyền mong thân cận minh sư, quả Bồ Đề một đêm mà chín. Phúc gặp tình cờ tri thức, hoa Ưu Đàm mấy kiếp đâm bông.
Rss Feed

KINH ĐẠI BẢO TÍCH - 44.06 Phẩm Tỳ Kheo Khất Thực Thứ Sáu

Đăng lúc: Thứ bảy - 14/09/2013 08:32 - Người đăng bài viết: nhuận tâm bình
Ðức Phật bảo Trưởng lão Ðại Ca Diếp: “Thế nào là Tỳ Kheo khất thực? Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo trước an trụ bổn thệ: Tôi y khất thực xuất gia, nay tôi an trụ bổn thệ:Tỳ Kheo ấy chuyên niệm có hay không dua vạy, lìa tất cả thỉnh thực, lìa tất cả sự cún dường trong Tăng chúng mà vững tự trang nghiêm

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KINH ÐẠI BẢO TÍCH 
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh 
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XLIV 
PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ 
THỨ BỐN MƯƠI BỐN 

Hán Dịch: Bắc Lương, Sa Môn Thích Đạo Củng 
Việt Dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

PHẨM TỲ KHEO KHẤT THỰC THỨ SÁU

Ðức Phật bảo Trưởng lão Ðại Ca Diếp: “Thế nào là Tỳ Kheo khất thực?

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu có Tỳ Kheo trước an trụ bổn thệ: Tôi y khất thực xuất gia, nay tôi an trụ bổn thệ:Tỳ Kheo ấy chuyên niệm có hay không dua vạy, lìa tất cả thỉnh thực, lìa tất cả sự cún dường trong Tăng chúng mà vững tự trang nghiêm. Ở trong tất cả vị, Tỳ Kheo khất thực chẳng nên quan niệm hảo vị. Với thượng diệu vị, Tỳ Kheo ấy nên khuyên nhủ lòng mình mà suy nghĩ rằng: Tôi như Chiên Ðà La, phải thanh tịnh thân tâm mà chẳng nên tịnh ăn uống. Tại sao? Vì món ngon được ăn xong sẽ thành vật dơ thúi, tôi chẳng nên cầu món ăn ngon. Tỳ Kheo ấy điều phục tâm mình rồi, hoặc vào thành ấp tụ lạc thứ đệ khât thực chẳng nên quan niệm nam tử thí cho tôi chẳng phải nữ nhơn, hay nữ nhơn thí cho tôi chẳng phải nam tử, đồng nam thí chẳng phải đồng nữ hay đồng nữ thí chẳng phải đồng nam, nên được đồ ăn tốt chẳng phải xấu, nên được đồ ăn ngon chẳng phải dở, nên cố ý thí cho chẳng phải chẳng cố ý cho, nên dễ được chẳng phải khó được, nên mau được chẳng phải chẳng mau, nên được cung kính chẳng phải chẳng kính trọng, nên được đồ ăn mới chẳng phải cũ, nên được đồ ăn của nhà giàu chẳng phải của nhà nghèo, mọi người đến tiếp rước tôi. Tất cả pháp bất thiện trên đây, Tỳ Kheo khất thực chẳng nên tư duy, phải tự trang nghiêm như vậy, đây là pháp thông thường được hành trì của Tỳ Kheo khất thực.

Lúc khất thực dù được hay không được, Tỳ Kheo ấy chớ nên sanh lòng ưu hỉ, cũng chẳng quan niệm đồ ăn tốt hay xấu. Tại sao? Vì có nhiều chúng sanh tham trước món ăn ngon, do đây mà tạo ác nghiệp rồi đọa ác đạo. Nếu là người tri túc thì nên bỏ đồ ăn tốt mà thọ món xấu, trừ lưỡi dính món ăn, trong lòng luôn tri túc, được món ăn cực xấu cũng tri túc. Người ấy nếu mạng chung sẽ sanh cõi trời hay trong loài người, sanh cõi trời rồi được ăn món ngon cõi trời.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực như vậy rời lìa mến luyến món ăn mà điều phục tâm mình, dầu cả bảy ngày phải ăn đậu ăn củ cũng chẳng sanh lòng lo phiền. Tại sao? Vì vừa đủ nuơi sống thôi. Nay tôi được ăn rồi để đủ hành đạo, vì để hành đạo mà tôi ăn vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực được phần ăn rơi vào trong bát, được món ăn đúng pháp, được lợi dưỡng đúng pháp, nên cùng Tỳ Kheo phạm hạnh ăn chung phần ăn ấy.

Tỳ Kheo khất thực có lúc phải bịnh không có người giúp việc, không thể đi khất thực, thì nên điều phục tâm mình như vầy: Tôi cô độc không bạn một thân xuất gia, chánh pháp là bạn tôi, tôi phải nhớ đến chánh pháp, nay tôi có bịnh khổ như lời đức Thế Tôn dạy: Tỳ Kheo phải nhớ pháp. Những pháp tôi đã được nghe tôi phải khéo suy gẫm. Thế nào là khéo suy gẫm? Quán thân đúng thiệt. Quán thân đúng thiệt rồi, nếu là người có trí huệ thành tựu nhứt tâm có thể được sơ thiền, được vui sơ thiền, hoặc một ngày đến bảy ngày dùng thiền duyệt làm món ăn tâm được hoan hỉ.

Hành pháp như vậy, nếu Tỳ Kheo bịnh ấy chẳng được thiền thì nên siên tu hành an trụ trong thiện pháp có nhiều người hay biết, chư Thiên, Long, Quỉ, Thần đưa món ăn đến cho, đầy là báo lìa khổ ách vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Nếu Tỳ Kheo khất thực gặp trời mưa lớn hoặc gió bụi nhiều chẳng đi khất thực được, bấy giờ dùng từ tâm làm món ăn để tự trang nghiêm, nơi pháp được tu nên an trụ tư duy. Nếu đến hai đêm ba đêm mà chưa được ăn thì nên nghĩ rằng: Có nhiều chúng sanh đọa vào loài ngạ quỉ, vì họ gây nghiệp ác, bị đói khổ bức thiết đến cả trăm năm không nuốt được chút nước miếng. Nay tôi an trụ trong các pháp môn, dầu thân tâm yếu kém, tôi vẫn chịu được đói khát siêng tu thánh đạo chẳng nên thối chuyển.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực chẳng nên thân cận người tại gia những nam tử, nữ nhơn, đồng nam, đồng nữ.

Nếu Tỳ Kheo khất thực bảo người tại gia lựa bỏ những vật bất tịnh, nên ngồi tại chỗ mà thuyết pháp cho họ đến lúc món ăn đã tịnh rồi lại thọ món ăn đứng dậy đi.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực chẳng nên tự hiện dua vậy. Thế nào là tự hiện dua vạy?

Nếu Tỳ Kheo vì người mà nói rằng: Nay tôi xin được món ăn xấu dở lại còn chẳng đủ cùng nhiều người ăn chung, tôi ăn ít nay tôi đói khát thân thể yếu kém. Ðây là tự hiện dua vậy, mà Tỳ Kheo khất thực phải xa lìa.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực đối với tất cả sự phải sanh tâm xả bỏ. Những món ăn rơi vào bát hoặc tốt, xấu, ngon, dở, tịnh, bất tịnh, nhiều ít, tất cả đều nên thọ lòng không ưu hỉ, thường gìn tâm thanh tịnh quán các pháp tướng, vừa đủ nuôi thân để hành thánh đạo mà thọ món ăn vậy.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực, hoặc lúc vào thành ấp tụ lạc thứ đệ khất thực bát không trở về, thì nên nhớ đức Như Lai có oai đức lớn xả bỏ ngôi Chuyển Luân Vương đi xuất gia dứt tất cả pháp ác thành tất cả pháp lành, Ngài vào xóm khất thực còn có lúc bát không trở về, huống là tôi bạc phước chẳng trồng căn lành mà chẳng được bát không trở về ư! Vì lẽ ấy mà chẳng nên sanh lòng lo phiền. Tại sao? Vì chẳng trồng căn lành thì chẳng bao giờ được món ăn tốt món ăn xấu. Hoặc giả tôi chẳng được món ăn là tự có ma hay ma sai sử hay ma che ngăn các Bà La Môn cư sĩ khiến tôi khất chẳng được. Tôi nên siêng tu rời lìa tứ ma dứt tất cả phiền não. Nếu tôi siêng tu đạo pháp như vậy thì chẳng phải ma Ba Tuần hay sứ của ma mà có thể làm lưu nạn được.

Nầy Ðại Ca Diếp! Tỳ Kheo khất thực nên thọ trì thánh chủng như vậy”.

PHẨM TỲ KHEO KHẤT THỰC THỨ SÁU

HẾT

MỤC LỤC

Tác giả bài viết: HT. Thích Trí Tịnh
Nguồn tin: Thư Viện Hoa Sen
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Giới thiệu

Tổ Truyền Đăng

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)  Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)  Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...

Thống kê

  • Đang truy cập: 234
  • Hôm nay: 66171
  • Tháng hiện tại: 240679
  • Tổng lượt truy cập: 79109543

Tin xem nhiều

Xem bản: Desktop | Mobile