Vạn niên huynh đệ 01
Thanh Sĩ Thích Huệ Duyên
****
Đang thiếp mắt ở trên giường bịnh,
Bỗng nhiên nghe sét đánh bên tai;
Từ Bắc phương một ánh sáng dài,
Đã chiếu thẳng vào ngay thân xác.
Đồng thời có mùi hương ngào ngạt,
Thơm khắp phòng hơn rắc nước hoa;
Rồi tự dưng ở trước mặt ta,
Một Đạo-Sĩ từ xa đi tới.
Vẻ đoan nghiêm phàm phu khác thói,
10. Vừa chắp tay vừa nói lên rằng:
Muôn năm xưa cùng một song thân,
Nước Đơn Tố cha Nhân mẹ Hạo.
Cha mẹ hiền anh em rất thảo,
Lại được bề gia-đạo vinh-vang,
Nhưng phần anh dạ đã không màng,
Nên đã sớm tìm đàng đạo hạnh.
Vào sơn đảnh tu chơn dưỡng tánh,
Lánh trần gian dứt cảnh ái ân,
Nơi động tiên khuya sớm tu cần,
20. Chẳng hề để bước chân xuống thế.
VÌ lẽ ấy đã bao thế hệ,
Chẳng cùng em hội ngộ phút nao,
Nhưng phần anh bất luận lúc nào,
Việc em, cả trước sau biết rõ.
Thầm mừng em đạo mầu sớm tỏ,
Khiến vui lòng Tông Tổ suối vàng,
Cũng soi đường cho cả thế gian,
Bớt được sự lỗi lầm vô lý.
Vừa rồi đúng vào giờ chánh tà,
30. Đang khi anh tọa vị tham-thiền,
Thấy em đang thọ bịnh bất yên,
Và đang khởi tâm nguyền bỏ xác.
Vì nghịch cảnh vì người bỉ bạc,
Khiến lòng em muốn thác nhiều hơn.
Anh không đành ngồi lặng cao sơn,
Mới vội vã hiện thân đến đấy.
Trước thăm em cho em nhớ lại,
Việc đệ huynh đã trải muôn đời,
Sau riêng anh cũng có vài lời.
40. Khuyên em chớ vội rời phàm xác,
Em đã gặp cụ già tóc bạc,
Chính Thầy em ký thác nhiều câu,
Phận chưa tròn bổn nguyện đã sâu.
Sao em lại mong cầu cái chết,
Người liễu đạo chết đâu phải hết,
Sống độ đời dù chết độ đời.
Độ đến khi khắp cả mọi người,
Đều được rõ thông nơi đạo lý,
Lòng độ chúng có bao giờ nghỉ,
50. Đó mới là thật ý từ-bi.
Sao em không lấy trí xét suy,
Lại muốn việc tử qui vô sự.
Theo anh xét đã chơn Phật-tử,
Yếm thế là một sự sai lầm;
Cần phải nên có đại hùng tâm,
Thắng qua các cuộc trần thử thách.
Gặp cay đắng khổ lao đủ cách,
Không núng nao mới đắc đạo mầu;
Em chớ nên đem dạ chán sầu,
60. Hãy vui vẻ gìn câu phổ hóa.
Xưa nay những ai nên đạo cả,
Đều trải qua nhiều lẽ khó khăn;
Quả càng cao khổ hạnh càng tăng,
Danh muốn rộng công năng phải lớn.
Em chớ quản chi thân đau đớn,
Cũng đừng buồn hoàn cảnh khắt khe;
Trước đây lâu anh đã từng nghe,
Em nguyện gánh bớt tai khổ chúng.
Kẻ chơn tu nguyện là có đúng,
70. Em ốm đau đã ứng lời nguyền;
Những kẻ cùng em có thiện duyên,
Nhờ em nguyện đã thuyên tai khổ.
Em đau thế cho đời lắm chỗ,
Nên vui, đâu nên có lòng buồn;
Còn gặp người chận ngõ đón truông,
Ấy thường sự trên đường đạo hạnh.
Đạo đang suy mà đời đang thạnh,
Cố nhiên hay gặp cảnh trái ngang;
Chính nó là những cái nấc thang,
80. Càng bước được càng tăng quả được.
Đường chông gai khéo tay vẹt bước,
Sẽ đưa thân lần lượt đến xa;
Riêng phận mình phương hướng thông qua,
Còn giúp kẻ đi sau yên bước.
Khuyên em khá xét cùng sau trước,
Dứt lòng mong bỏ xác ấy đi;
Nhớ niệm câu hỷ xả từ bi,
Lặng lẽ đợi thời kỳ phổ độ.
Ta nằm trơ khác nào tượng gỗ,
90. Chưa vái chào chưa ngõ lời chi;
Tới đoạn nầy chừng đã tỉnh đi,
Liền gượng dậy mở lời thưa lại.
Đây nhớ lại lúc lên mười bảy,
Hết mùa thu kế lại sang đông;
Mấy tháng trời thọ bịnh nằm ròng,
Cơm chẳng nếm cháo không dùng mấy.
Thân ốm còn xương da bọc lấy,
Chết chín phần sống chỉ một phần;
Bỗng một đêm mê mệt thức thần,
100. Một cụ lão hiện thân trước mặt.
Nhích miệng cười đưa tay ra dắt,
Và bảo rằng chưa thác đâu con;
Đời cùng con duyên nghiệp hãy còn,
Con phải sống lo tròn mới được.
Vậy cùng lão mượn đường mây nước,
Dạo đôi nơi Địa-ngục Thiên-đàng;
Để sau nầy dạy kẻ thế gian,
Cho họ biết kẻo rằng không có.
Khi xem xong hai nơi đã rõ,
110. Rồi cụ đưa núi nọ núi kia;
Đến chừng khi quày trở lộn vía,
Ngang qua một núi huê đẹp đẽ.
Cụ liền bảo núi nầy có kẻ,
Xưa lâu cùng con đã hữu duyên;
Con rán tu chừng Đại hội Tiên.
Sẽ gặp lại cựu duyên ấy được,
Từ ngày ấy vẫn thầm mong ước;
Vái làm sao gặp được người duyên,
Thế là non ấy chỗ tọa thiền.
120. Của Ngài đã ẩn yên nơi đấy,
Đây chẳng ngờ thân đang hoạn hoại;
Được Ngài thân đến tại bên giường,
Nhắc cho nghe xưa một song đường.
Còn khuyên dạy tận tường mọi nỗi,
Ân đức ấy đây xin cảm đội;
Xin dạy thêm đường lối chưa thông,
Đạo-sĩ liền cất giọng như đồng.
Lúc bịnh ấy em không còn nhớ,
Một hôm nọ có con bạch hổ;
130. Đến thăm em nói rõ tiếng người,
Rằng: vâng lời Tiên trưởng đến nơi.
Thăm Phật-tử đang hồi trọng bịnh.
Bạch hổ ấy chính anh ra lệnh,
Về hộ em đêm bịnh thậm nguy;
Anh còn nhờ các vị Thần-kỳ,
Đêm ngày đến độ em khi mệt.
Có nhiều ông mặt như sơn phết,
Màu đỏ đen dễ khiếp phàm nhơn;
Ông thì phun, ông họa phù thần,
140. Đứng chật khắp quanh thân em đấy.
Trong lúc ấy chính em đã thấy,
Hiện giờ em còn nhớ phải chăng?
Và có đêm em quá trở trăn,
Hơi gần đứt đương ngăn đương ngặt.
Trong lúc ấy ở trên tran Phật,
Có tiếng kêu nầy Nhứt hỡi con.
Hãy sống lo đạo nghĩa cho tròn,
Sắp tận thế không còn lâu nữa;
Đây diệu dược để mà trị chữa,
150. Chứng bịnh con đang buổi kinh nguy.
Con nghiêng qua tay mặt mau đi,
Để uống món thần y nầy đấy;
Em liền cựa mình qua bên phải,
Thuốc đưa ngay vào tại miệng em.
Thuốc thì em chính mắt đã xem,
Còn người gọi thì em không thấy;
Nầy em ơi! Tiếng người gọi đấy,
Chính cụ già thường dạy dỗ em.
Lúc ấy vừa khoảng giữa trời đêm,
160. Dùng thiền quán nên anh đã biết;
Trong lòng lấy làm mừng chi xiết,
Được thấy em đạo nghiệp đã thâm.
Có Thần Tiên có Phật giáng lâm,
Cứu độ lúc xác thân thọ bịnh;
Nếu em khéo tu hành chơn chính,
Quả Bồ-đề đạt đến rất mau,
Giống lành thêm phân tốt bón vào,
Thì bông trái thế nào cũng sớm.
Vì thấy khó rửa đời sạch bợn,
170. Và còn nhiều gai bớm chông chênh;
Bước đạo mầu khó tiến rộng lên,
Nên em muốn hủy mình khách thổ.
Để trở gót về nơi Tịnh-độ,
Việc trần gian để phó Thiên cơ,
Điều nầy anh chẳng nhận bao giờ;
Bởi nó chẳng hiệp cơ từ quảng,
Phải vui chịu mọi điều khổ nạn.
Để cứu đời qua đặng sông mê,
Riêng thân dù muôn vạn ủ ê;
180. Xem thường sự chớ hề thối chí,
Xuôi ngược vẫn trương câu đạo lý.
Nghe hay không cũng chỉ phép tu,
Đâu hơn khi bị đụng kẻ mù,
Há trách phá thuyền tàu lúc gió.
Nên tha thứ tánh phàm xiên xỏ,
Hãy lặng chờ buổi khó đi qua;
VÌ muốn cho nguồn đạo rộng xa,
Cái phàm xác phải là bảo trọng.
Khi qua sông thuyền bè tạm dụng,
190. Lên bờ rồi sẽ cắm bỏ ngay;
Đạo muốn thành không mượn xác thây,
Thì chẳng khác đốn cây mong trái.
Là một việc hiểu lầm có hại,
Em nghĩ xem có phải vậy chăng?
Ta cúi mình và mới thưa rằng,
Ngài dạy ấy trăm phần rất đúng.
Nhưng đây đã nguyện thiền hóa chúng,
Phí phàm thân gọi khống mấy năm;
Những kẻ nghe cố để vào tâm,
200. Nhìn kỹ số đôi trăm có một.
Còn bao nhiêu bay theo gió trốt,
Chẳng còn lưu được chút hảo hòa;
Lòng đã quên hẳn chữ Di-Đà,
Trở lại thói xấu xa hơn trước.
Ham danh lợi thích điều bạo ngược,
Ruột nỡ đành cắt ruột không đau;
Mất tinh-thần yêu mến lẫn nhau,
Ai cũng chỉ lo giàu phần nấy.
Khắp nơi, tiếng bất lành vang dậy,
210. Càng nghe càng thêm áy ruột rà;
Chủ-trương đường lối Phật Thích-Ca,
Đâu xúi việc tà ma ngoại giáo.
Lẽ chơn chánh bị đời ngược đảo,
Hễ nghe ra bắt não nề lòng;
Thêm vào đang cảnh ngộ chưa thông,
Nơi đất khách chờ trông mỏi mắt.
Mọi việc vẫn còn đang trái mặt,
Bề hiếu nhi chầu chực vẫn không;
Nội bao nhiêu cũng đủ đau lòng,
220. Thân xác lại còn chồng lắm bịnh.
Làm cho kẻ thật lòng thành kính,
VÌ thân nầy lo lắng đủ điều,
Khiến lòng đây nghĩ đến bấy nhiêu;
Muốn bỏ xác hơn điều muốn sống,
Chẳng ngờ chốn non mây Tiên động.
Ngài được hay hóa bóng đến đây,
Đạo-sĩ bèn ngâm lớn như vầy :
228. Ánh sáng mặt trời trong một giây,
Đi cùng Nam Bắc khắp Đông Tây;
Thần Tiên huệ cảm mau hơn bội,
Một sát-na thông khắp vạn loài.
Vạn loài gói giữa cái hư không,
Không ấy thần cơ vẫn nhứt đồng;
Động tịnh thăng trầm đâu chẳng biết,
Chớ ngờ cách núi với ngăn sông.
236. Sông núi đâu ngăn được tấm lòng,
Tấm lòng trùm phủ cả non sông;
Muốn đi ai cấm về ai cản,
Kim cổ bao giờ vẫn chủ ông.
Ông chủ tạo ra được các loài,
Thánh phàm tự nắm lấy nơi tay;
Quyền năng không hạn cùng Trời đất,
Ứng dụng nhiệm mầu chữ bế khai.
244. Khai bế máy thần mỗi khắc canh,
Cũng duyên xưa cũng cảm căn lành;
Mượn cầu quang tịnh thông đường-đệ,
Giáp mặt cạn bày lẽ tử sanh.
Sanh tử nhà tu phải hợp thời,
Sanh vì độ chúng tử vì đời;
Tử sanh đặt dưới từ-bi chủ,
Bĩ thái không quyền buộc dứt hơi.
252. Hơi dứt sau ngày cửa đạo minh,
Nước non trở lại cuộc thanh bình,
Chợ quê đâu cũng dân An-Lạc,
Yên giấc nhà tu chốn Thứu-Linh.
Linh-Thứu đâu dung khách yếm trần,
Việc người không độ, độ riêng thân;
Hẹp hòi trái thuyết Như-Lai dạy,
Chẳng ích lợi gì khắp thế nhân.
260. Thế nhân bị nghiệp xấu từ xưa,
Việc quấy hay làm, tốt chẳng ưa;
Kẻ bịnh lại còn dùng độc dược,
Nên đến khuyên hơn giận lánh đừa.
Đừa lánh con người sắp đuối chơn,
Sát sanh cùng một thứ đâu hơn;
Thời cơ ngang trái dù cho mấy,
Độ chúng hằng lo độ chớ sờn.
Tiếng ngâm như chuông ngân trong trẻo,
Mỗi câu đều khéo léo sâu xa;
270. Rồi tự nhiên lòng thấy ngầy-ngà,
Tiếng ngâm dứt mà ta chưa biết.
Ngồi trân trối như người câm điếc,
Kỳ bí thay! Những việc Thần Tiên,
Sực nhớ ra ta cúi đầu liền;
Đội ơn đức Ngài khuyên cặn kẽ.
Đây với chúng duyên đâu muốn bẻ,
Nhưng lý do các lẽ đã bày,
Sống không làm đạo pháp rộng khai;
Sống không gọi khắp ai nghe tới.
280. Sống cái xác ốm đau mệt mỏi,
Khiến đồng môn lắm nỗi lo lường;
Nên muốn lìa sớm cõi trần dương,
Hơn lòng muốn lâu nương hạ giới.
Đạo-sĩ chận lời và mạnh nói,
Nếu muốn cho rộng lối đạo mầu,
Cần sống lo đến lúc bạc đầu;
Nửa chừng khó định câu đắc thất.
Đạo càng lớn càng nhiều giờ khắc,
Cứ truyền khai chớ đặt hạn kỳ;
290. Huống nhằm thời Phật pháp suy-vi;
Trong khoảng ngắn dễ gì quảng đạo.
Nếu các vị tương truyền Tam-bảo,
Hễ kém khai liền cáo tạ trần;
Sẽ khiến cho cửa đạo hẹp lần;
Cho đến lúc không còn vết tích.
Làm như thế lỗi đường Phật Thích,
“Nguyện độ cho đến hết chúng sanh;
Nếu có người khổ sở hôi tanh,
Còn ở thế gian hành Bồ-tát”.
300. Đò sáu chiếc đưa người bến giác,
Kiếp trải qua như cát sông Hằng;
Mỗi đời đều mỗi gặp khó khăn,
Vẫn tiếp tục con đàng cứu thế.
Gương lành ấy muôn đời soi để,
Đời đáng tôn làm mẹ làm cha;
Độ một người căn đạo sâu xa,
Bỏ thân cũng vẫn là hoan hỷ.
Tình thương ấy chúng phàm khó nghĩ,
Thâm dường bao hương vị dường bao;
310. Điều đó em há chẳng hiểu sao?
Hãy bỏ ý sớm vào cõi tịch,
Tuy gặp cảnh ngăn giang cách bích;
Không độ nhiều độ ít cũng nên,
Trong đôi trăm được một người hiền.
Cũng quí giá hơn thiên châu báu,
Theo anh thấy dù người hung bạo;
Nghe qua lời chánh đạo khuyên răn,
Tất nhiên lòng đôi phút ăn năn.
Đôi phút ấy được ngăn tội lỗi,
320. Như vậy cũng là điều ích lợi;
Sao em không xét tới điều nầy,
Huống chi còn nhiều hạng gái trái.
Biết hối cải một ngày một bữa,
Việc sái quấy không thêm ra nữa;
Bớt khổ người lại đỡ tội căn,
Có phải là việc tốt hay chăng.
Ai nghĩ đến chẳng rằng hữu ích,
Nếu được kẻ bền đường Phật Thích;
Hoặc suốt đời hoặc ít tháng năm,
330. Không làm cho giống ác mọc mầm.
Điều ấy lại bội phần cao quí,
Khiến kẻ được bớt điều tà mị;
Ấy là làm đạo lý chớ gì,
Em cũng cần suy nghĩ cạn đi.
Đâu có một điều chi vô ích,
Ngày nào chẳng phô-trương đạo Thích;
Phút nào không giúp ích chúng sanh,
Nếu em đem bàn toán tính rành,
Số lợi ích muôn nghìn triệu ức.
340. Xác ốm đau chớ nên buồn bực,
Tuy rằng làm khổ cực nhiều người;
Kẻ lo em chẳng phải lo đời.
Chính họ vốn là người lo đạo,
Lòng lo ấy vì yêu Phật giáo,
Nên chẳng màng khổ não thân tâm,
Nếu lòng lo kia được thiết thâm.
Duyên Phật pháp càng làm khắn chặt,
Mượn đau ốm giúp người đạo đắc;
Nên sống đâu nên thác hỡi em,
350. Để chút lòng suy xét thử xem.
Anh bảo đó có nên hay chẳng?
Chốn sơn đảnh vốn nơi thanh lặng,
Chẳng ngồi yên vì bận đến em.
Không đợi ngày đại hội Thần Tiên,
Đến trước để cạn khuyên em đấy;
Cầm phất trần tay liền phe phẩy,
Đạo-sĩ bèn ngâm kệ như vầy:
358. Muôn kiếp nối liền một sợi tơ,
Khéo xiềng buộc chặt máy thiên cơ;
Hóa quang gặp trước ngày Long-Hội,
Khuyên chớ ly trần, nhắc gốc xưa.
Bất ngờ khi mới vừa được khuyến,
Kế tiếp nghe ngâm tiếng thanh thao;
Ân tình xưa ẩn nghĩa quí cao,
Lòng bỗng nhớ đâu đâu xa thẳm.
Đôi tròng nước mắt lần tươm thắm,
Nghẹn ngào lên không bẩm ra lời;
Đạo sĩ chừng như rõ mọi nơi,
Ngài kệ tiếp những lời sau đấy:
370. Nằm yên không cựa quậy,
Thân đau mềm cả thảy;
Chẳng hề mở miệng than,
Vẫn không lo trốn chạy.
Từ chỗ chỉ ngo ngoe,
Đạt đến nơi bay nhảy;
Là câu chuyện tò-vè,
Hẳn em thường trông thấy.
Ta liền thưa đúng như thế ấy,
Thân trơn tru không vảy không vi;
380. Chỉ bền gan chịu một khắc kỳ,
Được mọc cánh bay đi khắp cả.
Thân sâu bọ hoàn toàn biến hóa,
Hình bướm ong nho nh. dịu dàng;
Nếu không nằm lặng một thời gian,
Sâu bọ ắt vẫn hoàn sâu bọ.
Đạo sĩ liền dùng lời so đọ,
Đối với loài sâu bọ nhỏ nhen;
Vì muốn cho đổi lốt thấp hèn,
Biết chịu khó nằm yên trong ổ.
390. Người há chẳng vì câu siêu độ,
Rán nhẫn qua các khổ buổi tu.
Lửa tắt xong sẽ hết khói mù,
Nghiệp trả dứt còn đâu họa khổ;
Kẻ lòng muốn được ngày tỏ ngộ,
Chết không nao huống khổ xem thường.
Cũng như người được rộng lòng thương,
Gánh thay chúng mọi đường lao lý.
Tất cả món của mình yêu quí;
Hiến cho đời chẳng nghĩ hơn thua,
400. Lòng mảng lo đến sự giúp vùa.
Quên nghĩ xác nắng mưa khó nhọc,
Muốn cho chúng đạo mầu vui học.
Đành hy sinh ráo rốt thân tâm;
Đạo như vầy mới gọi cao thâm,
Đáng cho khắp nhơn dân sùng kính.
Không ham danh không màng chung đỉnh,
Chẳng vui ngồi an tịnh riêng thân;
Hằng sống liền xương cốt chúng dân,
Dân đau khổ tức thân đau khổ.
410. Giúp cơm cháo chia cho chăn khố,
Lòng thương yêu khó độ sao cùng;
Muốn sống lâu để giúp nhiều lung,
Đâu đành thác khi dân còn khổ.
Nghe đến đây thấy lòng thẹn hổ,
Tự trách mình đức độ kém xa.
Lời chơn nhơn cao cả thay là,
Vừa chánh lý vừa là từ ái.
Ta chỉ nghĩ bỏ thân hoạn hoại,
Dùng chơn thần lựa lại thân sau;
420. Khác thời cơ khác cả sắc màu,
Ắt dễ độ người vào Phật Đạo.
Thân thể một chỉ thay lấy áo,
Mới hơn xưa tiện giáo nhơn sanh;
Trong nhứt thời muôn vạn người lành,
Theo cho kịp máy linh trời đất.
E chậm trễ nước tràn bờ bực,
Chúng sanh làm sao kịp lội bơi.
Nghĩ đến đây ta chửa mở lời,
Đạo sĩ đã hiểu rồi và nói;
430. Xác trần mỗi một kỳ thay đổi,
Lựa hợp duyên tất đợi dài lâu.
Thời gian kia ngưng tiếng đạo mầu;
Không giúp chúng quày đầu hướng thiện,
Việc hung ác lần lần lan diễn.
Có phải chăng một chuyện thất cơ,
Huống đạo trường khai hóa ban sơ.
Đâu phải tiện dễ như em nghĩ,
Không hợp thời không phù căn khí.
Khó phô bày đạo lý khắp nơi,
440. Như thầy em ra thuận cơ trời,
Còn phải chịu năm nhồi mười nắn;
Đã nếm biết bao nhiêu cay đắng,
Lăn lóc qua nhiều đoạn héo von.
Rốt cuộc còn nạn cả bao tròn,
Đến nay vẫn hãy còn vắng mặt.
Lòng thiện tín đau như ruột cắt,
Lối không thông chờ bặt tin nhàn;
Sống chia ly, sống phút tai nàn,
Thảm trạng ấy nhìn càng đau xót.
450. Kẻ thiện chí cũng nên nối gót,
Đem từ ngôn cứu vớt sanh linh.
Thức giấc mê kẻ sống riêng mình;
Riêng danh lợi riêng tình thê tử,
Nỡ gây rối khắp trong dân sự.
Đành dứt tình máu mủ tay chân,
Trái lời Thầy Tổ đã dạy phân,
Đời khinh bỉ phải cần sửa lại.
Biết đạo phải trọng tôn luật giái,
Nói cho minh làm phải cho chơn.
460. Xử công bình ăn ở từ nhơn,
Việc chi cũng cân phân tội phước.
Làm hiền đức tránh điều bạo ngược,
Biết thương nhau chia sớt ngọt bùi;
Đoàn kết gìn lẽ sống yên vui,
Ai cũng cứ trau giồi đạo lý.
Cả già trẻ đồng tâm nhất trí,
Đừng lợi tư chớ nghĩ riêng thù
Thực hành cho đúng cách người tu,
Cửa đạo tất hết lu lại tỏ.
470. Ai đâu dám đem lời xiên xỏ,
Sẽ làm cho lớn nhỏ khắp người;
Hướng tâm về với lẽ tốt tươi,
Làm bớt được khi trời thảm đạm.
Điều nầy em hẳn là biết làm,
Mượn thời cơ để hoán tâm người;
Đức thêm minh đạo sẽ chói ngời,
Có phải lẹ hơn dời đổi xác.
Cây đã sẵn chỉ công tưới tát,
Mau trái bông hơn bắt đầu trồng;
480. Hợp máy thiên người cũng hợp lòng,
Em há chẳng nhận rằng của hiếm.
Việc bỏ xác chớ nên khởi niệm,
Khá gìn thân để khuyến dân tu;
Trời có mây ấy giúp cho cù,
Nên mừng chớ có đâu nên ngại.
Đến đây Đạo sĩ liền ngừng lại,
Rồi nghiêm trang chậm rãi ngâm ra :
488. Con thuyền đã quá nửa giang hà,
Dàng dạng kia là bến Hội Hoa.
Tuy khách mỏi lòng phu mỏi cánh;
Rán chèo một mạch nữa thôi là.
Rán chèo một mạch nữa thôi là,
Tới bến sẽ thuyền cắm bỏ qua;
Khách thỏa lòng mong phu thỏa chí,
Bình minh đền lại lúc phong ba.
Bình minh đền lại lúc phong ba,
Cảnh báu người xinh rất phú hòa;
Các Phật tạn mày Tiên tạn mặt,
Mã an toàn:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Cách nay 2556 năm 1. TỔ MA HA CA DIẾP Đồng thời đức Phật 2. TỔ A NAN Sanh sau Phật 30 năm 3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa) Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn 4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta) Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn 5. Tổ...
Ý kiến bạn đọc