Thiền sư hỏi ngược lại: “Anh có can đảm đem danh vọng, tiền tài, quyền lực gác một bên không?”
Lúc ấy người đàn ông im lặng.
Vị Thiền sư lại dạy: “Cái sọt của mỗi người đã chứa đựng quá nhiều thứ không cần thiết mà chúng ta đã lượm lặt từ cuộc đời này, thế mà anh lại còn tích lũy thêm nhiều thứ khác nữa. Nếu như không bỏ bớt xuống, thì anh sẽ không thể chịu đựng nổi cảm giác nặng nề mà cuộc sống này đem lại, hiện tại anh biết mình cần giữ gì và bỏ gì rồi chưa?”
Người đàn ông hỏi lại vị Thiền sư: “Trên con đường ấy, Thầy đã bỏ cái gì và giữ cái gì?”
Sống trên đời này, chúng ta không thể tránh khỏi những cám dỗ:
Một khi đã có được công danh sự nghiêp, thì không thể từ bỏ được nó.
Một khi có tiền tài, thì cũng không từ bỏ được tiền tài và khi có được ái tình rồi thì cũng không từ bỏ được ái tình.
Có được sự nghiệp thì không thể bỏ được sự nghiệp …. Cho đến khi có quá nhiều thứ, vượt qua sức chịu đựng của bản thân.
Đến lúc này, anh đã nghĩ mình nên làm thế nào? Giữ cái gì và bỏ cái gì? Đến bây giờ, sự lựa chọn trở thành một vấn đề quan trọng nhất.
Nếu lơ là trong lúc này, thì hạnh phúc ở bên mình sẽ vụt bay.
Công danh tiền tài giống như các viên đá ở trong sọt, tích lũy càng nhiều thì càng nặng nề, nhưng ngược lại những gì thuộc về tâm hồn càng nhiều thì trí huệ càng lớn, đối với sự vật bên ngoài càng đơn giản càng hạnh phúc. Giống như câu chuyện của vị Thiền sư, bản thân không bị vướng bận bởi những hư danh gì thì ngược lại trí tuệ lại tràn đầy.
Có thể nhận thấy rằng, với một xã hội đầy những rối ren và khổ ải, hiểu và chọn lựa là một việc rất quan trọng và cần thiết: Chọn lựa một cách chính xác, có thể khiến tâm hồn đạt được nhẹ nhàng, sống an vui tự tại. Một sự chọn lựa chính xác, sẽ đem đến cho chúng ta những điều tốt đẹp, hạnh phúc lâu dài như dòng nước luôn chảy mãi; sự lựa chọn chính xác sẽ đem đến cho chúng ta cuộc sống đơn giản bình yên và thoải mái.
Mã an toàn:
Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...
Ý kiến bạn đọc