Các nhà nghiên cứu đã mời các đối tượng nghiên cứu tham gia vào chương trình thực tập thiền chánh niệm trong vòng 8 tuần. Và kết quả nghiên cứu cho thấy có những sự thay đổi có thể đo lường được trong các vùng liên quan đến trí nhớ, cảm nhận về bản thân, sự cảm thông và stress.
Thực hành thiền có thể làm thay đổi cấu trúc não bộ theo hướng tích cực
Tiến sĩ Sara Lazar, một trong những thành viên chính của nhóm nghiên cứu, phát biểu: “Mặc dù việc hành thiền thường gắn với cảm giác của sự bình an và thư giãn cơ thể, nhưng các hành giả đã thực tập thiền trong một thời gian dài cho thấy rằng việc hành thiền còn đem lại những lợi ích về tâm lý và nhận thức, và những tác động ấy kéo dài suốt cả ngày.
Nghiên cứu này còn chứng tỏ rằng, những thay đổi trong cấu trúc não bộ có thể làm nền tảng cho một vài sự cải tiến đã được báo cáo và người ta không chỉ cảm thấy tốt hơn vì họ đã dành thời gian để thư giãn”.
Những nghiên cứu trước đó của Tiến sĩ Lazar cùng cộng sự và của những nhà khoa học khác cho thấy có những sự khác nhau về cấu trúc não bộ giữa những hành giả từng thực tập thiền nhiều năm và những người chưa hề hành thiền, có sự dày lên của võ não ở những khu vực liên quan đến sự chú ý, sự hòa hợp cảm xúc. Tuy nhiên, những khám phá ấy chưa thể chứng minh rằng những sự khác biệt đó được tạo ra nhờ sự hành thiền.
Trong nghiên cứu hiện tại, những hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonace Image - MRI) được chụp lại từ cấu trúc não bộ của 16 đối tượng tham gia nghiên cứu vào hai tuần trước khi tham gia và sau khi đã tham gia chương trình “Giảm stress dựa vào chánh niệm” (Mindfulness-Based Stress Reduction - MBSR) trong vòng 8 tuần tại Trung tâm Chánh niệm của Đại học Massachusetts.
Ngoài các cuộc gặp mặt hàng tuần, trong đó có thực tập thiền chánh niệm, đối tượng tham gia còn nhận được các file âm thanh hướng dẫn thực hành thiền và được yêu cầu theo dõi thời lượng họ thực hành mỗi ngày. Một tập hợp các hình ảnh cộng hưởng từ não bộ của một nhóm những người không hề hành thiền cũng đã được chụp trong khoảng thời gian tương tự.
Các đối tượng nghiên cứu có thực hành thiền báo cáo là trung bình họ dành khoảng 27 phút để thực hành thiền chánh niệm mỗi ngày và các câu trả lời của họ trong bảng câu hỏi về chánh niệm cho thấy những cải thiện đáng kể so với các câu trả lời của những người không hành thiền. Phần phân tích về những hình ảnh cộng hưởng từ, tập trung vào các khu vực liên quan đến những khác biệt gắn với sự hành thiền được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây, cho thấy rằng, có sự gia tăng về mật độ chất xám ở đồi hải mã trong não bộ - khu vực được cho là đóng vai trò quan trọng đối với việc học và trí nhớ - và ở những cấu trúc liên quan đến sự ý thức về bản thân, về lòng thương yêu và sự quán xét nội tâm.
Thầy Ricard Mathieu trong một chương trình nghiên cứu thiền định ảnh hưởng lên não bộ
Các đối tượng nghiên cứu còn cho biết là có sự suy giảm stress, điều này cũng tương quan đến sự sụt giảm mật độ chất xám ở khu vực amygdala - khu vực đóng vai trò quan trọng đối với sự mệt mỏi và căng thẳng. Tuy nhiên, không thấy có sự thay đổi trong cấu trúc liên quan đến sự tự ý thức, được gọi là insula, như đã được xác định trong các nghiên cứu trước đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải thực hành thiền trong thời gian dài mới có thể tạo ra những thay đổi ở khu vực đó. Không có chi tiết nào trong số những thay đổi này đã được tìm thấy ở nhóm đối chứng, nhóm những người chưa hề hành thiền. Điều này cho thấy rằng, những thay đổi ấy không chỉ đơn thuần là kết quả từ sự trôi qua của thời gian.
Tiến sĩ Britta Hölzel chia sẻ: “Thật thú vị khi xem tính mềm dẻo của não bộ và thông qua thực hành thiền định, chúng ta có thể đóng một vai trò tích cực trong việc thay đổi bộ não và có thể làm tăng sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mình. Những nghiên cứu khác trong các nhóm bệnh nhân khác nhau đã chỉ ra rằng, thiền định có thể cải thiện đáng kể một loạt các triệu chứng và hiện chúng tôi đang điều tra các cơ chế cơ bản trong não bộ đã tạo điều kiện cho sự thay đổi này”.
Tiến sĩ Amishi Jha, một nhà thần kinh học của Đại học Miami, người đã nghiên cứu những tác động của việc thực tập chánh niệm của các cá nhân trong những tình huống nhiều căng thẳng, nói: “Những kết quả này đã làm sáng tỏ các cơ chế hoạt động của việc thực tập chánh niệm. Chúng chứng tỏ rằng, những người lần đầu tiên bị stress có thể giảm được căng thẳng trong vòng 8 tuần thực tập chánh niệm, và sự thay đổi dựa trên kinh nghiệm này tương ứng với những thay đổi cấu trúc ở vùng amygdala, phát hiện này mở ra cánh cửa cho nhiều khả năng nghiên cứu thêm về tiềm năng của MBSR đối với việc bảo vệ và chống lại các rối loạn liên quan đến stress, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng hậu sang chấn”.
Minh Nguyên (Theo The Mindful Word)
thời gian, nhà khoa học, tiến hành, nghiên cứu, thay đổi, thông qua, quá trình, thực tập, tham gia, chương trình, kết quả, có thể, liên quan, trí nhớ, thực hành, tích cực, tiến sĩ, thành viên, phát biểu, mặc dù, cảm giác
Mã an toàn:
Nội quy đăng bài viết :Bài viết trước khi đăng phải hội đủ các điều sau :- Thứ nhất : Trang web chỉ có một mục đích đó là Hoằng Dương Phật Pháp- Thứ hai : Nội dung thuần tuý chỉ có quan điểm, kinh điển, Luật, Luận chính thống của Nhà Phật- Thứ ba : không liên quan bất...
Ý kiến bạn đọc